Thứ Hai, tháng 8 31, 2009

Hoa Thịnh Đốn: Biểu Tình Trước Toà Đs Trung cộng Và Việt cộng



Biểu tình tại Hoa Thịnh Đốn, vì tự do dân chủ cho VN.

Tuyết Mai

“Down with Chinese Communist”, “Down! Down! Down!”
“Hoàng Sa, Trường Sa belong to VN” , “Viet Nam!, Viet Nam!, VietNam!”
“Stop killing Viêtnamese fishermen”, “Stop! Stop! Stop!”,
“Get out VietNam” , “Out! Out! Out!”…

Lửa căm hờn Trung Cộng ngang xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải quê hương ta bừng cháy hừng hực trong tâm can đoàn người biểu tình, khí thế đấu tranh dâng cao sôi sụt, những khẩu hiệu trên đã được khoảng năm trăm đồng huơng phẫn nộ gào thét, lập đi lập lại hằng giờ, vang dội một góc trời và cờ Trung Cộng đã bị xé nát, bị chà đạp dưới chân, trước Tòa Đại Sứ Trung Cộng ở số 3505 International Place NW, Washington, D.C. vào lúc 11 giờ sáng ngày 29 Tháng 8, 2009




Đây là cuộc biểu tình quy mô với sự tham dự của nhiều cộng đồng người Việt ở các tiểu bang Hoa Kỳ như Texas, Massachussetts, Georgia, North Carolina, New Hampshire, New York, New Jersey, Connecticut, Pennsylvania, Washington, D.C., Maryland, Virginia… cùng với đồng bào Thượng từ North Carolia và một số các sắc dân bạn như Tây Tạng, Tân Cương, Miến Điện, Miên, Lào, Phi luật Tân, Nhật Bản, Ấn Độ, Đại Hàn …đã tụ họp biểu tình ở đây, để tố cáo Trung Cộng xâm lăng lãnh thổ, lãnh hải của VN, để bày tỏ phẫn nộ trước chính sách bành trướng của Trung Cộng đối với các nước Á Châu, và cũng như để phản đối sự đàn áp dã man các phong trào dân chủ ngay ở Trung Cộng. Buổi chiều, lúc 2 giờ đoàn biểu tình đã đến trước Tòa Đại Sứ Việt Cộng ở Washington, D.C. để phản bối CSVN ươn hèn, khiếp nhược dâng đất, dâng biển cho Trung Cộng.



Sự kết họp đông đảo này đã thể hiện đúng tiêu đề của cuộc biểu tình là “Đoàn kết đấu tranh cho quê hương”. Bên cạnh vài trăm ngừơi từ các tiểu bang xa về tham dự còn có rất đông đồng hương không thể về được nhưng đã gởi tài chính ủng hộ, đã tạo một hào khí đấu tranh vô cùng sôi động, mãnh liệt trong tập thể ngừơi Việt Hải ngoại, quyết yểm trợ cho đồng bào trong nước, không được biểu tình, nói lên nguyện vọng của người dân.


Tin thời tiết tiên đoán sẽ có mưa rào suốt ngày, buổi sáng mây âm u, nhưng lòng căm hờn Trung Cộng ngang nhiên xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải của VN, đã làm mọi người cương quyết đi biểu tình bất chấp gió mưa. Đoàn xe bus đưa năm mươi người từ Texas về, trong cuộc hành trình dài hơn hai mươi bốn giờ đồng hồ đã nói lên tinh thần yêu nước thiết tha của ngừơi Việt hải ngoại, quyết chống ngoại xâm cho đến cùng.


Khung cảnh biểu tình vô cùng sôi động với nhạc hùng vang dội và cờ vàng lớn, nhỏ rợp trời tung bay, biểu ngữ màu sắc rực rỡ. Mỗi cộng đồng mang một “banner” giới thiệu tiểu bang mình như Houston, TX, Massacchusetts, New Jersey, Pennsylvania…bên cạnh rừng cờ vàng là bốn biểu ngữ thật lớn viết bằng Hoa ngữ, rất nhiều biểu ngữ viết bằng Anh ngữ như “China Invader, Get Out VN”, “Stop Stealing Montagnard land!”…



Sau nghi lễ chào quốc kỳ Mỹ Việt và một phút mặc niệm để tưởng nhớ những anh hùng vị quốc vong thân, Ông Đỗ Hồng Anh, Chủ Tịch Cộng Đồng HTĐ, MD&VA có lời chào mừng đồng hương từ khắp nơi đã tụ họp về đây đấu tranh cho quê hương. Ông nói bằng tiếng Anh, mục đích của cuộc biểu tình là nhằm lên án Bắc Kinh đã ngang nhiên xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải và bắn giết ngư dân VN; lên án CSVN ươn hèn, khiếp nhược dâng đất dâng biển cho Bắc Kinh; tố cáo trứơc công luận Quốc Tế hành động xâm lăng bành trướng của Trung Cộng và cuộc biểu tình này cũng để bày tỏ tình đoàn kết và quyết tâm yểm trợ đồng bào quốc nội vùng lên đấu tranh chống lại ngoại xâm, kẻ thù phương Bắc và chống chế độ CSVN bạo tàn. Sau đó Ông và đồng bào hô to nhiều khẩu hiệu, đòi Trung Cộng trả trả lại lãnh thổ, lãnh hải cho VN.


Kế đến Cô Ngọc Giao, Phó Ngoại Vụ của CĐ HTĐ, MD&VA đọc Thỉnh Nguyện Thư của cộng đồng VN Hải ngoại và các cộng động bạn Á Châu cùng chịu thảm họa như VN, ký tên (đính kèm). Thỉnh Nguyện Thư này sẽ được gởi đến Chủ Tịch Liên Hiệp Quốc, Tổng Thống Obama, Quốc Hội Hoa Kỳ và nhiều lãnh tụ Âu Châu và thế giới khác, nhằm tố cáo với thế giới Trung Cộng đang vi phạm nhân quyền, xâm chiếm lãnh hải, lãnh thổ VN và chính sách đang bành trứơng xâm lăng các quốc gia lân cận ở Á Châu.


Ông Lê Minh Thiệp, Phó Nội Vụ của CĐHTĐ, MD&VA đọc bản tố cáo Trung Cộng” Chúng tôi phản đối Trung Quốc về những vi phạm chủ quyền lãnh thổ VN. Gần đây các tập đoàn khai thác dầu khí của Trung Quồc đã thăm dò phạm pháp quần đảo Trường Sa, Trung quốc đã vi phạm nghiêm trọng lãnh thổ VN và chà đạp công ước quốc tế về chủ quyền Quốc gia và hải phận, đưa tời sự phẫn nộ của toàn dân VN. Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền VN …Người Việt Nam trong nước và hải ngoại trước ý đồ xâm lăng của Trung Cộng, cương quyết phản đối. Chúng tôi yêu cầu nhân dân Trung Quốc kêu gọi chính phủ Trung Quốc hãy từ bỏ chủ nghĩa bá quyền … ” . Ông Trần Đông Đức thông dịch lại bằng Hoa Ngữ .


Đặc biệt trong cuộc biểu tình này một đại diện của đồng bào Thượng được mời lên phát biểu. Ông nói phái đoàn đến đây thứ nhất là để cùng đồng bào VN lên án Trung Cộng xâm lăng VN. Thứ hai là phản đối Trung Cộng khai thác mỏ bauxit, chẳng những tai hại cho sự sống mà tiêu diệt đất đai ở Tây Nguyên…


Ông Đoàn Hữu Định, Chủ Tịch Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH/HTĐ và phụ cận, Dược sĩ Trần Quang Tuấn, Liên Minh Dân Chủ và quy vị đại diện các cộng đồng, đoàn thể chính trị, trong đó có Ông Nguyễn Văn Tánh, Chủ Tịch Hội Đồng Đại Biểu Cộng Đồng VN tại Hoa Kỳ; Ông Nguyễn Trung Châu, Chủ Tịch Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị; Ông Trương Như Phùng, hướng dẫn phái đoàn Texas; Tiến Sĩ Hà văn Hải, Southest Democracy Coaliation từ Boston, MA; Ông Trần Quán Niệm, Cộng Đồng New Jersey; Đại diện Cộng đồng Massachusetts, Đại Diện Cộng Đồng New York, Đại diện Cộng Đồng Connecticut… được mời lên phát biểu. Tất cả có cùng lên án Trung Cộng xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải VN, ghiết hại ngư dân VN, tất cả đòi hỏi Trung Cộng phải trả lại lãnh thổ, lãnh hải VN. Xen giữa những lời phát biểu, đồng bào đã phẫn nộ hô to nhiều khẩu hiệu phản đối Trung Cộng.


Trứơc khi cuộc biểu tình chấm dứt, mọi ngừơi cùng cất cao giọng trong bản hùng ca "Việt Nam Quê Hương Ngoại Nghễ ” rồi đi tuần hành trước Tòa ĐS Trung Cộng, hô to nhiều khẩu hiệu vang dội cả một góc trời.


Sau đó phái đoàn biểu tình đi qua Tòa Đại Sứ Việt Cộng , cũng ở Washington, D.C. Từ một cửa sổ hé mở ở từng ba của cao ốc VC, có người quay phim cuộc biểu tình, máy phóng thanh do Ông Nguyễn Tường Thược phụ trách rất mạnh, VC bên trong có thể nghe thấy được những khầu hiệu phản đối của đoàn người biểu tình:


Đả đảo VC bán nước”, “Đả Đảo! Đả Đảo! Đà Đảo!”
“Việt Cộng khiếp nhược” , “Khiếp nhược!”


Kinh nghiệm qua những lần biểu tình trước, khi khí thế đầu tranh của đoàn biểu tình dâng cao mãnh liệt, bất chấp hàng rào Cảnh Sát, đoàn người biểu tình đã từ công viên đối diện, băng qua đường, tràn vào tận trong sân của Tòa nhà Đại Sứ CSVN. Lần này Cảnh sát nhăn chận cẫn thận hơn, tuy nhiên cũng có một số ngừơi đã chạy qua đường, tràn vào tận trong sân của Tòa nhà VC, hô hào nhiều khẩu hiệu . Sau đó mọi người cầm cờ, tuần hành đi vòng quanh công viên, chân hùng dũng đều bước, tay phất cao cờ vàng, hát vang khúc hát “Cờ Bay” để vinh danh lá cờ vàng thân yêu của chúng ta.


Nói về lý do về tham dự biểu tình, nhiều người có cùng ỳ nghĩ, chúng ta ở hải ngoại có quyền tự do, có quyền biểu tình, có quyền lên tiếng thì chúng ta nên nói thay cho đồng bào trong nước, đòi hỏi tự do, dân chủ cũng như biểu tình để thể hiện tinh thần yêu nước trước sự xâm lăng của ngoại bang. Ở trong nước, trứơc đây, họcsinh, sinh viên biểu tình phản đối sự xâm lăng của Trung Cộng thì bị nhà cầm quyền Hà Nội đàn áp hết sức dã man, vì vậy chúng ta có bổn phận phải nói thay đồng bào ta trong nước. Đây cũng là ơ hội để đồng bào trong nước thấy họ không cô đơn trong cuộc chiến đấu cho tự do, dân chủ cũng như chống ngoại xâm, ngừơi Việt ở hải ngoại luôn tích cực hỗ trợ họ.


Hai cuộc biểu tình trước Tòa Đại Sứ Trung Cộng và Việt Cộng chẳng những thể hiện một sự đoàn kết gắn bó giữa người Việt khằp các tiểu bang ở Hoa Kỳ và thế giới, mà còn thể hiện sự đoàn kết giữa ngừơi Việt và các sắc dân bạn đang bị ảnh hưởng bởi chính sách bành trướng của Nhà cầm quyền Trung Cộng. Vì vậy nó có một tầm ảnh hưởng rộng lớn, ra ngoài phạm vi của cộng đồng ngừơi Việt, mà đi xa hơn và được sự hưởng ứng của các cộng đồng Á Châu. Qua hệ thống truyền thông toàn câu, tin tức về cuộc biểu tình này sẽ được quảng bá sâu rộng, gây tiếng vang, sẽ đến với đồng bào trong nước, cho họ thấy đồng bào ở hải ngoại luôn hướng về quê hương và sẳn sàng góp sức với đồng hương quồc nội trong công cuộc đấu tranh đòi tự do, dân chủ, nhân quyền cho VN.
Ông Đỗ Hồng Anh, Chủ Tịch CĐ/ HTĐ, MD&VA cho biết cuộc biểu tình này chỉ là bước khởi đầu trong công cuộc đấu tranh lâu dài, chúng ta sẽ tiếp tục dấn thân đấu tranh trong thời gian sắp tới đây cho đến khi nào đất nước VN thân yêu của chúng ta thật sự có tự do, dân chủ, cho đến bao giờ chúng ta lấy lại những phần đất, phần biển mà Nhà Cầm Quyền VN dâng cho Trung Cộng. Chúng ta phải quyết tâm thực hiện cho bằng được.


Với tư cách là Trưởng Ban Tổ Chức, Ông Anh nói, ông rất xúc động và phần khởi trước sự hưởng ứng rất nồng nihệt và mạnh mẽ của đồng bào, chẳng những về vật chất mà cả tinh thần. Đồng bao ở nhiều nơi gởi tài chính giúp đỡ, và gọi điện thoại hỏi thăm rất nhiệt tình. Đồng thời Đài phát Thanh Tiếng Nói VN Hải Ngoại đã tích cực hỗ trợ, lo xe bus di chuyển đồng hương từ Trung Tâm Thương Mãi Eden đến Washington, D.C., lo thức, ăn nước uống. và nhất là các cơ quan truyền thông đã yểm trợ tận tình, nhờ đó tin tức về cuộc biểu tình được phổ biến rất ộng rãi, đồng hương khắp nơi trên thế giới biết đến. Ông Anh xin gởi lời cảm ơn đến tất cả các cơ quan truyền thông.
Ngay sau cuộc biểu tình, khoảng hơn hai trăm đồng huơng từ xa về được CĐ/HTĐ , MD&VA thiết đãi một bữa thân mật tại Nhà Hàng Thân Tài ở Falls Church, VA. Không khí ở đây thật nồng ấm, sâu đậm tình đồng hương cùng chí hướng. Tiếng cười nói, vỗ tay vang dội hòa cùng tiếng reo hò chào mừng mỗi khi tên các tiểu bang ở xa được giới thiệu vang vang.


Buổi chiều lúc 7:30 có Lễ cầu nguyện Hiệp Thông vời Đồng bào Công giáo Tam Tòa, đang bị Chính Quyền CS đàn áp dã man ở quê nhà. Hiện diện trong buổi lễ cầu nguyện này có Linh mục Đa Minh Vũ Ngọc An, Chánh Xứ Giáo Xứ Mẹ Việt Nam ở Silver Spring, MD; LM Phó Quốc Luân, Phó Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo VN ở Arlington, VA; Thượng Tọa Thích Tâm Thọ, Đại Diện PGVNTN Văn Phòng 2, Tỳ kheo Thích Kiến Hòa, Memphis, TN:, Giáo hữu Thái Trịnh Thanh, Đầu Họ Đạo Thánh Thất Cao Đài, Trung Tâm Washington, D.C.; Giáo Hữu Thượng Trung Thanh, Thánh Thất Cao Đài Trung Tâm Washington, D.C.; Ông Trần Quốc sĩ, Cố Vấn Ban Truị Sự Phật giáo Hòa Hảo vùng HTĐ và phụ cận, Ông Phan Văn Bề , Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo.


Sau khi quý vị đại diện các tôn giáo dâng hương cầu nguyện, LM Đa Minh Vũ NgọcAn làm lễ cầu nguyện. Đặc biệt trong lễ cầu nguyện hiệp thông này có lời phát biểu của Linh Mục Nguyễn Văn Lợi, gọi điện thoại từ VN. Kế đến quý vị Lm Phó Quốc Luân, Thượng Tọa Thích Tâm Thọ, Ông Trần Quồc Sĩ được mời lên phát biểu.


Chương trình lễ cầu nguyện được chầm dứt vào 1uc 9 giờ tối.


Lý Thường Kiệt



Hiền Vy và Nguyễn Phục Hưng thực hiện


Theo trong sách sử cho biết thì dựa theo Phả hệ họ Ngô Việt Nam Lý thường Kiệt tên thật là Ngô Tuấn, sinh năm 1019 mất năm 1105, là cháu 5 đời của Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập–hoàng tử trưởng của Ngô Quyền ,người phường Thái Hòa, thành Thăng Long (Hà Nội ngày nay). Ông là danh tướng dưới thời vua Lý Thái Tông và Lý Thánh Tông. có công đánh bại quân nhà Tống vào năm 1075-1077. Gia đình ông nối đời làm quan, nhiều mưu lược, có tài làm tướng. Trong 12 năm làm nội thị trong triều Lý Thái Tông, danh tiếng của Lý Thường Kiệt ngày càng nổi. Năm 1053, ông được thăng dần đến chức Nội thị sảnh đô tri khi 35 tuổi.

Thứ Sáu, tháng 8 21, 2009

Thứ Năm, tháng 8 13, 2009

Vua Lý Thánh Tông




Hiền Vy và Nguyễn Phục Hưng thực hiện



Lý Thánh Tông (1054- 1072)

Vua Lý Thánh Tông, tên thực là Nhật Tôn, đã 40 tuổi mà không có con, nên hết sức lo lắng cho việc kế vị sau này.

Ỷ Lan - có thuyết cho rằng tên thật của bà là Lê Thị Yến Loan - là một cô gái hái dâu, chăn tằm ở ngoại thành Thăng Long thời Lý. Ỷ Lan ra đời ở làng Thổ Lỗi (làng Sủi sau đổi là Siêu Loại, nay là xã Dương Xá, huyện Gia Lâm - Hà Nội) - năm nào không rõ, sử sách chỉ ghi lờ mờ: bà mất ở kinh thành Thăng Long vào năm 1117 - trên dưới 70 tuổi - thời Lý Nhân Tông. Sách Mộng khê bút đàm của Thẩm Hoạt có chép "Nhật Tôn (tức Lý Thánh Tông) mất, Càn Đức (Lý Nhân Tông) lên, dùng quan là Lý Thượng Cát (Lý Thường Kiệt) và mẹ là thái phi Lê Thị Yến Loan cùng coi việc nước".

Câu chuyện Yến Loan vào cung vua Lý, đó là một giai thoại người người đều nghe, đều biết.

Thuở ấy vào năm Quý Mão (1063) Lý Thánh Tông đã đến bốn mươi tuổi. Vua chưa có con trai để truyền ngôi báu, đêm ngày triều thần lo ngại. Vua bèn thân hành đi cầu tự khắp các chùa chiền, miếu mạo nhưng không hiệu nghiệm, Lý Thánh Tông lo lắng cho triều đình nhà Lý và xã tắc Đại Việt. Một sớm mùa xuân, vua về viếng thăm chùa Dâu (tổng Dương quang phủ Thuận Thành) dân làng mở hội nghênh giá. Thánh Tông hoàng đế cùng hòa vào dân chúng trong hội làng đông vui. Trai gái, già trẻ các làng đều ra rước vua. Đoàn xa giá của vua đi đến đâu, các làng lân cận nô nức, đổ xô về phía ấy. Duy chỉ cô thôn nữ xinh đẹp của làng Sủi vẫn điềm nhiên hái dâu, xem việc ngự giá của vua không có quan hệ gì đến mình. Cô gái vẫn miệt mài bên bãi dâu, mặc cho đoàn ngự diễu qua. Lý Thánh Tông lấy làm lạ, bèn cho đòi người con gái có vẻ "kiêu căng" đang đứng bên nương dâu kề gốc lan ấy đến trước kiệu rồng để hỏi. Vua ngồi trên kiệu trông thấy lấy làm lạ, truyền gọi lại hỏi, người con gái ứng đối trôi chảy mạch lạc, không có vẻ gì là luống cuống sợ hãi

Qua câu chuyện, Vua Lý hết sức chú ý đến giọng nói thanh thoát như tiếng chuông của cô ta, và khi Vua tỏ lời khen, thì nàng mỉm cười mà hát một câu hát như sau:

Người thanh thì tiếng cũng thanh
Chuông kêu đánh ở góc đình cũng kêu.

Vua thấy cô gái ăn mặc quê mùa, nhưng cử chỉ đoan trang dịu dàng, lời lời phong nhã, đối đáp phân minh, lễ nghĩa khác hẳn những người con gái mà vua đã từng gặp. Vua yêu vì sắc, trọng vì nết, nên cho cô gái theo long giá về kinh đô. Cô gái làng quê được đón về cung vua ấy là Yến Cô Nương xinh đẹp, nết na của làng Siêu-Loại (Sủi). Nhưng Lý Thánh Tông là ông vua chăm việc nước, luôn luôn thân chinh dẹp giặc. Vua ít nhàn rỗi để ngự tới cung Ỷ Lan. Đương lúc cung Ỷ Lan vắng tiếng đàn, tiếng sáo, thì bỗng một hôm sau khi Thánh Tông đi trảy hội chùa Thổ Lỗi, cung Ỷ Lan lại nhộn nhịp hơn xưa. Yến Cô Nương nhờ "thông minh vốn sẵn tư trời" được học tập, trau dồi đã trở thành một cung phi "nổi danh tài sắc một thời" kinh sử làu thông, văn chương uyên bác. Lý Thánh Tông đem lòng yêu mến, phong làm Ỷ Lan phu nhân, lấy tên cung Ỷ Lan và cũng có ý kỷ niệm cô gái đứng tựa bên gốc lan, khi tuân lệnh đến bệ kiến buổi đầu ở làng Sủi (Siêu Loại).

Sau đó (1066), Ỷ Lan sinh hạ được một hoàng tử lấy tên là Kiền Đức (Càn Ðức). Càn Đức trán cao, tay dài quá gối, thông minh, tuấn tú, vua càng yêu dấu hơn, Yến Loan được tôn là Ỷ Lan nguyên phi - đứng đầu các cung phi, sau thái hậu; con trai được lập làm thái tử.

Năm Kỷ Dậu (1069), Lý Thánh Tông thân chinh đi đánh giặc ngoại xâm. Trong khi vua cùng Lý Thường Kiệt ở ngoài biên cương, Ỷ Lan nguyên phi đảm đang, chăm lo quốc sự, trị nước điều khiển có kỷ cương khiến thần dân thán phục, cõi nước được yên vui. Lý Thánh Tông từ ngoài biên ải đánh trận lâu ngày không thắng, chán nản rút quân quay về. Về chưa đến nơi, nghe dân chúng Châu Cư Liên (Tiên Lữ, Hải Hưng) ca ngợi nguyên phi Ỷ Lan ở nhà trị nước rất giỏi, lòng dân cảm hóa, được suy tôn là bà Quan Âm, vua Thánh Tông tự trách mình: "Nguyên phi là đàn bà còn làm được như thế, ta là đàn ông há thua sao! Vua lại tiếp tục trở ra đánh giặc, lần này thắng trận. Năm đó, mùa hạ vua đem quân về ca khúc khải hoàn, đại xá cho thiên hạ, giảm thuế khóa, phát tiền lụa, thóc cho dân nghèo. Ỷ Lan rất nhân từ dạy con ngoan, đào tạo con trở thành một nhà vua anh minh sau này; lại lo cho dân giàu nước mạnh, yêu thương nhân dân được mọi người kính phục.

Năm Nhâm Tý (1072) tháng giêng mùa xuân, Lý Thánh Tông mất ở điện Hội Tiên. Hoàng thái tử Kiền Đức lên ngôi vua, tức vua Lý Nhân Tông. Khi ấy vua mới lên bảy, tôn mẹ là ỶLan nguyên phi lên làm Linh Nhân hoàng thái hậu. Ỷ Lan vừa giúp coi triều chính, vừa làm nhiệm vụ bà mẹ dạy dỗ con. Trong khi vua còn thơ ấu, Ỷ Lan điều khiển cả quốc gia, cùng tể tướng Lý Thường Kiệt chủ trương đánh quân Tống xâm lược. Hai lần quân Tống đến (1075, 1077) vua Lý Nhân Tông chưa quá 10 tuổi, Ỷ Lan đã cùng Thái sư Lý Đạo Thành lo việc binh lương chuyển ra tiền tuyến. Trong lúc Tổ quốc lâm nguy Ỷ Lan đã cùng Lý Thường Kiệt giữ vững giang sơn, xã tắc; công ấy đời sau còn nhắc mãi.

Ỷ Lan xuất thân là một thôn nữ, nên hiểu thấu những khổ đau của người phụ nữ nông dân vì nghèo khổ phải đem thân gán nợ cho nhà giàu, bà cho xuất của trong kho chuộc về, và xây dựng chồng con hạnh phúc cho họ. Về việc này Ngô Sĩ Liên đã có lời bàn: "Con gái nghèo đến nỗi phải đợ mình làm mướn, con trai nghèo đến nỗi không vợ đó là cùng dân của thiên hạ. Thái hậu (tức Ỷ Lan) đổi mệnh cho họ cũng là việc nhân chính vậy!". Ỷ Lan không những sửa sang việc quốc chính, tăng cường quân đội, bố phòng, chăm lo việc mở mang dân trí, việc thi cử học hành và còn ban hành nhiều điều ích quốc lợi dân. Ỷ Lan còn khuyên vua làm điều thiện, trị điều ác. Bà hiểu những gian nan của nông dân khi việc nông trang cày bừa không có trâu cày.Ỷ Lan bảo vua phạt tội nặng những kẻ trộm trâu và giết trâu bừa bãi; có lần bà đã nói với vua: "Gần đây người kinh thành và làng ấp đã có kẻ trốn đi chuyên nghề trộm trâu. Nông dân cùng quẫn. Mấy nhà phải cày chung một trâu. Trước đây, ta đã từng mách việc ấy, và nhà nước đã ra lệnh cấm. Nhưng nay việc giết trâu lại có nhiều hơn trước". Nhân Tông bèn ra lệnh phạt rất nặng những người trộm và giết trâu, phạt cả vợ con và hàng xóm vì tội không tố giác.

Sống trong lầu son, gác tía mà lúc nào Ỷ Lan cũng không quên đến người nghèo, Ỷ Lan vẫn chăm sóc đến đời sống cùng cực của nông dân lao động. Cũng như Lý Thánh Tông, Ỷ Lan thường phát chẩn thóc lúa cho kẻ nghèo. Bà sùng đạo Phật, ưa làm việc từ thiện lập nhiều đình chùa.

Bà thường lui tới các đình chùa, trao đổi với các tăng ni thuyết giáo đạo Phật. Năm 1096, bà bày cỗ chay ở chùa Khai Quốc (tức sau là chùa Trấn Quốc ở Thăng Long) thết các sư. Tiệc xong, bà ngồi kê cứu đạo Phật với các vị sư già học rộng. Bà hỏi về nguồn gốc đạo Phật ở các nước và ở ta. Bà có óc phán đoán đòi hỏi các sư "nói có sách mách có chứng". Chính nhờ câu chuyện giữa bà và các vị sư thời Lý (sách Thiên uyển tập anh ngữ lục đời Trần còn ghi lại tường tận chuyện này), mà đến nay ta còn biết gốc tích sự truyền bá đạo Phật vào nước ta. Có lần bà đến chùa Phổ Minh (Từ Liêm) tranh luận với sư Thông Biến về những điều của Phật giáo. Bà cũng có làm những bài kinh, có câu kệ còn truyền lại đến ngày nay:

Sắc là không, không tức sắc
Không là sắc, sắc tức không
Sắc? Không? thôi mặc cả,
Mới thấu được chân tông (*)

Là một nữ nông dân nghèo, được hưởng phú quý vinh hoa, bà vẫn cho là điều "sắc sắc, không không", đó là phù vân... Bà là một người phụ nữ vương giả, ngọc ngà vàng son không làm vẩn đục tâm hồn bà, cũng là một phụ nữ hiếm có trong lịch sử nghìn năm trước.

Ngày 25 tháng 7 năm Đinh Dậu, Hội tường đại khánh năm thứ 8 (1117) đời Lý Nhân Tông, bà mất, được hỏa táng, dâng thụy là Phù Thánh Linh Nhân Hoàng thái hậu, mai táng ở Thọ Lăng phủ Thiên Đức. Hiện nay còn miếu thờ bà ở hai xã Cẩm Đới và Cẩm Cầu huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.

Chủ Nhật, tháng 8 09, 2009

Vua Lý Thái Tông


Chùa Một Cột - Hà Nội


Đền Thờ Vua Lý Thái Tông

Thực hiện : Hiền Vy và Nguyễn Phục Hưng



Lý Thái Tông (1000 – 1054) là vị vua thứ hai của triều đại nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, cai trị từ năm 1028 đến năm 1054. Ông tên thật là Lý Phật Mã người ở làng Cổ Pháp, nay thuộc về huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam

....

Những việc làm trên của vua Lý Thái Tông được sử gia Ngô Sĩ Liên đánh giá rất cao, Ông Ngô Sĩ Liên viết rằng; vua đã nêu gương cho thiên hạ, có đức tính kiệm ước, dẫn đến dân đông, của giàu, “trong cái tốt lại có cái tốt nữa”.

Là người chuộng đạo Phật, Vua Lý Thái Tông khởi đầu cho việc xây dựng chùa Một Cột. Tương truyền năm 1049, Vua nằm mơ thấy Phật bà Quan Âm ngồi trên toà sen dắt ông lên toà. Sau đó nhà vua kể lại chuyện đó với triều đình; và cho dựng cột đá, làm toà sen đặt đặt lên như đã thấy trong mộng, theo lời khuyên của nhà sư Thiền Tuệ. Cột toà sen đó trở thành ngôi chùa, khi đó có tên là chùa Diên Hựu. Chùa Một Cột Tức là Chùa Diên Hựu, cũng còn gọi là Liên Hoa Đài (Tức là Đài Hoa Sen) bây giờ vẫn còn Ở ngay Trung tâm Hà Nội

Thứ Bảy, tháng 8 08, 2009

Ba Người Cựu Chiến Binh “Homeless” và Cuốn Phim “Inside the Vietnam War”






Tôi rất ngạc nhiên khi bà thư ký dẫn vị sĩ quan an ninh của sở vào văn phòng với nét mặt hoảng hốt và rụt rè lên tiếng:

- Duy à... Có chuyện rồi! Đại uý Morrow cần gặp riêng Duy.

Bà ta vội vã quay lưng, với tay đóng cửa và bước nhanh ra ngoài. Tôi vừa bắt tay đại uý Morrow vừa hỏi:

- Mời đại uý ngồi. Anh tìm tôi có việc gì quan trọng hả?

- Xin lỗi anh Duy nhé. Ở dưới nhà có 3 người “homeless” (vô gia cư), cứ nằng nặc đòi gặp anh cho bằng được. Nhân viên an ninh đã giữ họ lại và báo cáo cho tôi tìm gặp anh để thảo luận. Những người này có vẻ không đàng hoàng... nhưng có một người tên Norman khai rằng anh là bạn của hắn ta.

- Ồ... Đó là anh chàng thỉnh thoảng vẫn thổi kèn Saxophone kiếm tiền ở trạm xe điện ngầm Farragut West đó mà. Anh ta đàng hoàng lắm. Không sao đâu. Để tôi xuống gặp họ.

- Anh chờ chút. Chúng tôi muốn sắp xếp để canh chừng vì hai anh chàng kia trông có vẻ “ngầu” lắm. Mấy tay này cứ luôn miệng chửi thề và “càm ràm” với giọng điệu rất hung hăng về cuộc chiến Việt Nam. Tôi đoán chắc họ thuộc nhóm cựu chiến binh Việt Nam mắc bệnh tâm thần... Anh tính sao?

- Tôi nghĩ không cần thiết lắm đâu. Tôi biết tôi không thể dẫn họ lên văn phòng, nhưng có thể mời họ vào “cafeteria” uống ly nước, chắc không sao chứ?

- Cũng được, nhưng cẩn thận vẫn hơn. Để tôi bảo nhân viên để ý trông chừng trong lúc anh gặp họ ở “cafeteria”. Anh không ngại chứ?

- Cám ơn các anh, nhưng đừng lộ liễu quá, họ tủi thân.

Trong lúc theo đại uý Morrow xuống nhà gặp “khách”, tôi nghĩ về kỷ niệm quen biết Norman từ gần 10 năm trước.

Hồi đó, tôi mới về làm cho National Geographic, vì chưa quen đường sá ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn nên thường đi làm bằng xe điện ngầm. Một buổi sáng Thứ Sáu, tôi đi trễ hơn bình thường vì phải ghé qua trường học để ký một số giấy tờ cho các con trước ngày tựu trường. Vừa ra khỏi xe điện ngầm ở trạm Farragut West, tôi nghe vọng lại tiếng kèn Saxophone rất điêu luyện đang “rên rỉ” bài Hạ Trắng :


Gọi nắng... trên vai em gầy đường xa áo bay
Nắng qua mắt buồn, lòng hoa bướm say
Lối em đi về... trời không có mây
Ðường đi suốt mùa nắng lên thắp đầy...


Lên khỏi cầu thang ở trạm xe điện, tôi sững sờ khi trông thấy một một người Mỹ “homeless” đang “ngất ngưởng” thả hồn vào một cõi xa xăm vô định, miệt mài thổi Saxophone. Bài hát vừa dứt, đám đông vây quanh vừa vỗ tay tán thưởng, vừa bỏ một vài đồng bạc lẻ vào cái mũ vải bên cạnh... Tôi tiến đến gần hơn, móc ví lấy tờ giấy bạc $10 bỏ vào mũ biếu anh ta, một người Mỹ có lẽ là cựu chiến binh Việt Nam vì anh ta đang mặc chiếc áo khoác quân nhân, với bảng tên Norman Walker trên túi áo và bên cạnh còn treo lủng lẳng một số huy chương. Tôi chưa kịp bỏ tiền vào mũ, anh ta đã hỏi bằng tiếng Việt:

- Mày Việt Nam hả? Biết bài hát vừa rồi không?

- Đương nhiên rồi. Ông thổi kèn rất hay và có hồn. Ông nói tiếng Việt cũng giỏi.

- Đại khái thôi. Kêu mày tao được rồi. Tao đã từng “đấm đá” gần 8 năm trời trên quê hương của mày, nhưng khi trở về bị quê hương tao ruồng bỏ. Nản bỏ mẹ. Tao nhớ Việt Nam nên tập thổi nhạc Trịnh, thỉnh thoảng ra đây biểu diễn kiếm thêm ít đồng mua cơm mua cháo sống qua ngày với đám bạn không nhà không cửa trở về từ cuộc chiến.

- Ông...

- Lại ông nữa. Mày tao cho thân tình. Không phải người Việt tụi mày vẫn nói thế sao?

- Tôi không quen gọi người lạ như thế. Hay gọi nhau là “anh tôi” được không?

- Tuỳ mày. Tiếng Việt tụi mày rắc rối lắm. Mày có cần phải đi làm chưa? Tao phải tiếp tục thổi thêm vài tiếng nữa mới đủ sở hụi. Tao nghỉ lúc 11 giờ, mày có thể tới nói chuyện. Nếu bận thì thôi. Thứ Sáu nào tao cũng làm ăn tại đây. Nếu không chê, mày có thể trở lại.

- Tôi sẽ trở lại trước 11 giờ. Văn phòng tôi làm việc cũng chỉ cách đây một quãng đường ngắn.

- Mày không sợ hả?

- Sợ gì?

- Tụi tao là loại người bị ruồng bỏ và khinh chê.

- Không có đâu. Tôi sẽ trở lại.

- Đi đi. Hẹn gặp lại.


Tôi đã trở lại gặp Norman và mời anh ta cùng ăn trưa hôm đó. Anh ta rất cảm động, và chúng tôi trở thành “bạn” từ dạo đó.

Tôi thắc mắc tự hỏi không hiểu tại sao hôm nay Norman không gọi điện thoại cho tôi mà lại dẫn theo hai người bạn tới văn phòng tìm tôi, gây xáo trộn cho thêm rắc rối. Tôi chỉ sợ Norman và bạn của anh ta sẽ buồn và mất cảm tình với National Geographic cũng như cá nhân tôi vì bị những nhân viên an ninh của sở “hạch hỏi”. Đã từ lâu lắm rồi, tôi cảm nhận được nội tâm đơn thuần và tính tình chân thật của những cựu chiến binh không nhà không cửa lang thang khắp đường phố thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Có những người đã từ bỏ tất cả, sống kiếp lang thang tại vùng thủ đô để thỉnh thoảng có dịp ghé thăm và tưởng nhớ những đồng đội đã hy sinh trong cuộc chiến được khắc tên trên bức tường cẩm thạch mầu đen ở đài tưởng niệm Binh Sĩ Hoa Kỳ Trong Cuộc Chiến Việt Nam (Vietnam Veterans Memorial). Những cựu chiến binh râu ria xồm xoàm, quần áo rách nát và bẩn thỉu, thân thể xâm đầy những bức hình ngổ ngáo hay những dòng chữ ngang tàng để che dấu một nội tâm lúc nào cũng khắc khoải trong đau thương tủi nhục và nhức nhối từng đêm vì những ám ảnh từ cuộc chiến Việt Nam. Tôi cảm thương với hoàn cảnh của họ và trân quý những hy sinh họ đã dành cho Quê Hương Yêu Dấu Việt Nam của chúng ta.

Vừa gặp mặt, Norman siết chặt tay tôi cười lớn, rồi lên giọng:

- Gặp mày còn khó hơn gặp sĩ quan cao cấp ngoài mặt trận nữa. Hôm nay nói tiếng Anh nhé. Bạn tao không biết tiếng Việt và tao cũng không muốn đám “cớm dổm” ở đây nghi ngờ, gây thêm phiền phức cho thằng bạn người Việt rất thân của tao.

Norman đổi giọng, nói tiếng Anh:

- Đây là thằng Duy rất thân của tao. Nó là người Việt tỵ nạn nhưng đang làm lớn ở đây. Chắc nó giúp được tụi mình. Còn đây là Bernie và Bob, hai thằng bạn thân “homeless” của tao.

Norman vẫn không buông tay nên tôi đành bắt tay trái với Bernie và Bob, rồi lên tiếng mời:

- Mời các bạn xuống “cafeteria” uống nước và nói chuyện.

- Có tiện không? Hay tụi tao chờ mày ở ngoài kia, lúc nào rảnh ra nói chuyện.

- Không sao đâu. Tuy nhiên, Norman đừng đòi cà phê sữa đá, ở đây không có đâu.


Norman cười ha hả trả lời bằng tiếng Việt:

- Biết rồi! Khổ lắm, nói mãi! Đúng không?

- Rất đúng. Nghe giống hệt “một ông già Bắc kỳ” thứ thiệt.

Chúng tôi vui vẻ bước vào gọi cà phê, cùng tiến về một bàn trống phía trong cùng trước bao nhiêu con mắt kinh ngạc của những người đang có mặt trong “cafeteria” sáng hôm đó. Vừa ngồi xuống bàn, Norman vội vàng lên tiếng:

- Để khỏi mất thì giờ của mày, tao vào đề ngay nhé. Hôm qua Bernie đọc thấy ở đâu đó nói tuần này National Geographic sẽ có “preview” (xuất chiếu xem trước) cuốn phim “Inside the Vietnam War” trước khi trình chiếu vào dịp kỷ niệm 40 năm biến cố Tết Mậu Thân. Đúng không?

- Đúng rồi. Chúng tôi sẽ bắt đầu chiếu trên đài National Geographic từ ngày 18 tháng 2 này.

- Đài của tụi mày chỉ có trên “Cable” (truyền-hình-dây-cáp) và Direct-TV (truyền-hình-qua-vệ-tinh) thôi. Dân “homeless” tụi tao làm sao xem được. Tao biết họ vẫn mời mày 2 vé “preview” mỗi khi có phim mới. Mày kiếm thêm vé cho 3 đứa tao đi xem với. Được không?

- Chắc được. Mấy lần trước tôi đưa vé cho bạn nhưng có bao giờ xuất hiện đâu!

- Lần này khác... vì họ nói về tụi tao và những bạn bè từng “đấm đá” trên Quê Hương của mày.


* * *
Để giữ sĩ diện cho tôi, cả 3 người “bạn” cựu chiến binh đều ăn mặc quần áo tươm tất, đầu tóc chải gọn gàng đứng chờ ngoài hành lang “Explorer Hall” cả giờ đồng hồ trước khi tôi xuống dẫn vào xem phim trong hội trường chính của National Geographic. Sau khi cầm trong tay 4 tấm vé “preview”, tôi đã liên lạc nhờ mấy người trong nhóm “Audio & Video” của sở sắp xếp để chúng tôi ngồi trong góc cuối của hội trường, tránh xa những vị “tai to mặt lớn” trong sở cũng như những vị khách từ Bộ Quốc Phòng, Bộ Cựu Chiến Binh, Quốc Hội, và viên chức Chính Phủ Mỹ.

Sau những lời giới thiệu, những bài diễn văn theo thủ tuc, cuộn phim bắt đầu chiếu. Mấy người bạn cựu chiến binh Mỹ của tôi chăm chú lắng nghe, mắt người nào cũng long lanh ngấn lệ, cùng siết chặt tay nhau để nén lại những cảm xúc đang cuồn cuộn trào dâng trong tim của mỗi người.

Thỉnh thoảng tôi nghe loáng thoáng đâu đó một vài tiếng sụt sùi nho nhỏ vang lên khắp hội trường. Ba người bạn của tôi vẫn “án binh bất động” dõi mắt đăm chiêu theo từng tấm hình, từng tiếng súng, từng bước đi, từng câu nói, từng tiếng khóc... trên màn ảnh. Tới đoạn phim chiếu lại cảnh những cựu chiến binh trở về từ Việt Nam bị “dân Mỹ” và có lúc cả gia đình và bạn bè miệt thị, Bob bật tiếng khóc thật lớn, rồi Bernie, rồi Norman và một vài người chung quanh cùng khóc theo!
Ai đó đã ra lệnh tạm ngưng. Đèn hội trường bật sáng. Tôi vội vã xin lỗi những người chung quanh rồi vội vàng “kéo” ba người bạn cựu chiến binh ra khỏi hội trường. Cả ba vừa đi vừa khóc, lững thững lê gót “khật khưỡng” bước theo tôi như ba cái xác không hồn!

* * *

Mấy ngày sau, tôi nhận được một cú điện thoại từ nhóm thực hiện cuộn phim tài liệu “Inside the VietNam War” nhờ tôi sắp xếp một cuộc gặp gỡ với 3 người bạn cựu chiến binh “homeless” đã cùng tôi đi xem “preview” hôm đó, và cũng nhờ họ mời thêm những bạn bè khác vì Bộ Quốc Phòng và Bộ Cựu Chiến Binh cùng một vài viên chức trong chính phủ muốn gặp gỡ và giúp đỡ họ.

Có lẽ đã tới lúc người Mỹ nhận thức được “món nợ phải trả” cho sự hy sinh của những cựu chiến binh từng tham chiến ở Việt Nam.

Lòng tôi chợt nhói lên một niềm đau khi nghĩ tới số phận của những cựu quân nhân và công chức của Miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Ai còn? Ai mất?


Nguyễn Duy-An

Thứ Bảy, tháng 8 01, 2009

Đêm Thắp Nến Cầu Nguyện Hiệp Thông Cùng Giáo Dân Tam Tòa tại Việt Nam

Hôm nay, Thứ bảy ngày 1 tháng 8 năm 2009. Tại Thành phố Houston - TX - USA đã tổ chức đêm thắp nến Cầu Nguyện Hiệp Thông cùng Giáo Dân Tam Tỏa tại Việt Nam.

Đúng 8 giờ tối hằng trăm đồng bào đồng hương không phân biệt Tôn giáo đã cùng nhau kéo về Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ trên đường Bellair để cùng thắp lên ngọn nến cùng chung lời Cầu Nguyện Hiệp Thông với Giáo Dân Tam Tòa tại Việt Nam đang bị bọn mafia Việt cộng đàn áp.

Mở đầu chương trình Ông Trương Như Phùng đại diện Ban Tổ chức tuyên bố lý do buổi thắp nến cầu nguyện,

Sau đó Luật sư Hoàng Duy Hùng Đại diện Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia tại Houston phát biểu cảm tưởng.

Kế tiếp Giáo Sư Nguyễn Chính Kết đại diện các Đảng phái phát biểu cảm tưởng.

Đặc biệt trong buổi thắp nến đêm nay có Đức Ông Mai Thanh Lương Giáo Phận LosAngeles California cũng gọi điện thoại sang trong buổi lễ để cùng dâng lời cầu nguyện cho các Giáo dân trong nước, các Tín đô không phân biệt Tôn giáo, tất cả người dân được tự do dân chủ, nước Việt Nam được thoát ách thống trị của tập đoàn mafia đỏ Việt cộng.

Liên tục chương trình một Giáo dân đại diện cho Giáo xứ Tam Tòa lên kể lại những gì trong nước khi ông về Việt Nam hồi năm 2008.

Sau cùng toàn thể Giáo dân TP Houston cùng đồng bào đồng hương chung lời cầu nguyện trước Tượng Đức Mẹ La Vang. Tiếng kinh cầu vang lên trong đêm tối với những ngọn nến lung linh cùng những nét đăm chiêu của tất cả mọi người đang cùng hướng về quê hương Việt Nam yêu dấu nói chung và Giáo Xứ Tam Tòa nói riêng.

Buổi Lễ Thắp nến cầu nguyện hoàn tất vào lúc 9 giờ tối.

bienchet ghi nhận và thực hiện.