Thực hiện : Hiền Vy và Nguyễn Phục Hưng
Nhà Lý:
Hậu duệ Hoàng tử Lý Long Tường - Phật Giáo đời nhà Lý
và cuộc triển lãm đồ cổ ViệtNam tại Houston
Chân thành cảm tạ:
* Bác Lê Thu đã cho tài liệu về nhà Lý ở Đại Hàn
* Các anh chị em đã viết và trình bày ca khúc Viễn Khúc Việt Nam
* Diễn Đàn Đặc Trưng
*****
Theo Sử gia Trần Gia Phụng thì Hoàng tử Lý Long Tường sống vào thế kỷ 13 và là con thứ của vua Lý Anh Tông (trị vì 1138-1175), em của vua Lý Cao Tông (trị vì 1176-1210), và là chú của vua Lý Huệ Tông (trị vì 1211-1224). Những bộ chính sử như " Đại Việt Sử ký Toàn thư" , " Khâm định Việt sử" , " Thông giám Cương mục" hoàn toàn không viết về Lý Long Tường, và có thể không biết có Lý Long Tường trong lịch sử. Chỉ vào nửa sau cuả thế kỷ 20, khi hậu duệ cuả Hoàng tử Lý Long Tường về Việt Nam tìm hiểu nguồn cội tổ tiên, thì chúng ta mới biết đến vị hoàng tử nhà Lý mà thôị. Lý Long Tường có thể được xem là một trong những "Ông Tổ" vượt biên vì lý do chính trị đầu tiên cuả người Việt Nam.
Lý Long Tường vượt biên vì lý do chính trị... Năm 1225, Trần Thủ Độ tổ chức đảo chánh một cách khôn khéo, lật đổ nhà Lý, đưa cháu là Trần Cảnh lên ngôi tức Trần Thái Tông (trị vì 1225-1258), lập ra nhà Trần (1225-1400). Sau cuộc đảo chánh không đổ máu, thì đến cuộc tàn sát đổ máụ Trần Thủ Độ đưa ra 3 biện pháp để tiêu diệt họ Lý: thứ nhất buộc con cháu nhà Lý đổi qua họ Nguyễn, thứ nhì đày con cháu nhà Lý lên vùng núi non biên giới phía bắc, và thứ 3 tàn sát con cháu nhà Lý.
Vì sự ngược đãi của Trần Thủ Độ, con cháu nhà Lý bỏ trốn, trong đó có Lý Long Tường. Ông ra đi không phải để cầu viện hay tìm cách khôi phục nhà Lý, mà chỉ để bảo toàn sinh mạng và để lo việc thờ cúng tổ tiên. Tấm bia ghi lại công nghiệp của Lý Long Tường còn lưu lại hiện nay ở Thụ Hàng Môn (Bắc Cao Ly), có ghi như sau: " Năm bính tuất [1226], niên hiệu Bảo Khánh (đời Tống) trong nước có loạn, việc thờ cúng tổ tiên ở nhà Tông miếu bị huỷ bỏ, ông là chú vua, khóc ở miếu Nam Bình, rồi đem đồ tế khí ở bàn thờ tổ tiên, chạy về hướng đông."
...
Phật giáo trở thành quốc đạo phát triển tới mức như sử gia Lê Văn Hưu đã viết:
"... nhân dân quá nửa là sư sãi, trong nước chỗ nào cũng có chùa chiền..."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét