Thứ Năm, tháng 8 14, 2008

VIỆT NAM CỘNG HÒA BỊ BỨC TỬ ( LA MORT DU VIETNAM )

CHƯƠNG CHÍN
Get this widget | Track details | eSnips Social DNA


NƯỚC PHÁP SẼ PHẢI RA ĐI VĨNH VIỄN RỒI

Đúng thật đây là một ngày 14 Juillet rồi.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, lúc bọn người man rợ tiến vào Sài Gòn, thì ở đây chỉ còn độc có những lá quốc kỳ Pháp mà thôi.

Thật không sai, vì trước đó Tổng Thống nước Cộng Hòa Pháp đã có lời yêu cầu các công dân Pháp trong trường hợp nào cũng nên ở lại để duy trì sự có mặt thường trực của nước Pháp tại Việt Nam. Để cho người Pháp khỏi nghi ngờ, nghị sĩ Ornado đã được phái đến tận Sài Gòn để nói lại với họ như thế. Người Pháp ở Miền Nam Việt Nam dù muốn dù không cũng phải nhận lời.

Bây giờ thì họ bị quá bất ngờ, không dè tình thế kết thúc quá nhanh như thế, họ không thể còn làm gì hơn được, vì không một ai có được một phương tiện nào để ra đi.

Trước đó, tại Dublin, Ngoại Trưởng Pháp đã làm cho các bạn đồng nghiệp thuộc các quốc gia Âu Châu phải sửng sờ khi ông tỏ ý muốn thấy Tổng Thống Thiêụ từ chức và ra đi, vì theo ông thì ông Thiệu được xem là một trở ngại chính cho một nền hòa bình ở Việt Nam .

Có nhiều người Việt Nam từng có bắc đấu bội tinh Pháp cũng đã bị rơi vào rọ, đang phản kháng ầm lên rằng họ đã được Chánh Phủ Pháp hổ trợ và khuyên họ phải ở lại Sài Gòn, để hậu thuẩn cho các phong trào đòi Tổng Thống Thiệu phải ra đi. Dĩ nhiên chuyện nầy không đúng. Thật vậy, lúc bấy giờ ở Sài Gòn người ta thuật lại rằng trong khi kiều dân Pháp nghe theo lời khuyến cáo của Tổng Thống Pháp, thì những người trong Bộ Ngoại Giao Pháp hơi thính tai nên đã đưa tất cả nhơn viên của họ về Pháp trước rồi, và ở Tòa Đại Sứ Pháp tại Sài Gòn lúc nầy chỉ còn có gia đình của ông tùy viên quân sự mà thôi, ông nầy can đãm và vẫn lạc quan. Lẽ ra thì giới hữu trách ở Tổng Thống Phủ và Bộ Ngoại Giao Pháp phải có những tin tức chính xác về VN mới phải. Tình thật họ không chịu tham khảo những người có nhiều hiểu biết sâu rộng về vấn đề Việt Nam, và ngay như tại Phủ Thủ Tướng cũng vậy, công khai ai cũng biết là về chánh trị người ta chỉ có một tầm nhìn duy nhất về quyền lợi của nước Pháp ở Viễn Đông mà thôi.

NƯỚC PHÁP ĐÃ CHỌN NHỮNG NGƯỠI CỘNG SẢN

Trên phương diện chánh trị, người Pháp nghĩ đại để rằng giúp đở cho một lực lượng thứ ba lên nắm quyền, (lời dịch giả: ý tác giả muốn nói đến tướng Dương văn Minh) để họ có thể thương lượng với Chánh Phủ Lâm Thời Miền Nam, thiết lập một thể chế mới tạm thời do cộng sản sắp xếp, ít nhất cũng có thể bảo đãm được một nền hòa bình nào đó. Miền Nam Việt Nam đang cần có hòa bình. Những người cố vấn kỹ thuật Pháp khẳng định rằng nếu có được hòa bình trong vài năm thôi, thì với sự khám phá các mỏ dầu ngoài khơi biển Nam Hải và vùng Vịnh Thái Lan, nền kinh tế của Việt Nam sẽ tiến nhảy vọt hơn hẳn Đài Loan và Nam Hàn nữa. Do vậy mà chúng ta đã thấy tại sao Bắc Việt và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam liên tục tạo ra một sự bất an ninh để ngăn chặn mọi đầu tư và khai thác tài nguyên giàu có của Miền Nam Việt Nam, nếu không thì chắc chắn VNCH sẽ vĩnh viễn chiếm địa vị ưu thế hơn Miền Bắc.

Dĩ nhiên người ta rất cần có hòa bình ! Quan điểm chánh trị của Pháp đối với vùng Viễn Đông luôn luôn nghiên về một nền "hòa bình kiểu cộng sản", từ lúc một ngày nọ, trong lúc cao hứng, tướng De Gaulle đã đọc một bài diễn văn nẩy lửa tại Phnom Penh để "chơi" các bạn đồng minh Hoa Kỳ. Thật là một điều nhục nhã khi phải nghĩ đến nền hòa bình đó, vì nó có khả năng đưa nền kinh tế của Việt Nam lên cao, nhưng đồng thời nó cũng đem lại nhiều quyền lợi cho những người có quyền thế ăn trên ngồi trước.

Dù muốn dù không thì nước Pháp cũng đã chọn xong con đường phải theo rồi. Pháp đã không ủng hộ Thiệu nữa, ông nầy bị Pháp chỉ trích ngày càng gay gắt thêm lên. (Cách đây mấy năm dường như ông Thiệu đã có ý muốn trục xuất tất cả người Pháp ra khỏi Miền Nam Việt Nam , nhưng ông vốn là một quân nhân trong quân đội Pháp, là con người có tình cảm nên ông vẫn còn giữ nhiều cảm tình bạn bè thân thiết với quân đội Pháp). Tuy vậy không vì thế mà ông không làm tất cả những gì có thể làm được để tái lập bang giao bình thường với Pháp. Việc cắt đứt bang giao là do tướng Kỳ lúc bấy giờ rất có quyền hành, sau khi ông De Gaulle đọc bài diễn văn ở Phnom Penh . Lúc nào Tổng Thống Thiệu cũng tỏ ý mong muốn có sự thân thiện giữa hai nước Pháp Việt, ngay như lúc Pháp chỉ định đến V NCH một vị đại sứ "nhà nghề" quá lạnh lùng, không biểu hiện được một tình thân hữu nào giữa hai quốc gia, vậy mà ông Thiệu cũng vẫn vui vẻ mở cửa đón tiếp ngay, bất chấp mọi nghi lễ ngoại giao.

Vậy mà nước Pháp vẫn chọn Chánh Phủ Lâm Thời Miền Nam . Pháp đã cho chánh phủ nầy một chỗ đứng chánh trị khá cao tại thủ đô Paris , và tìm mọi cách khuyến khích họ. Hơn thế nữa, Pháp cũng đã gởi vào vùng được gọi là "giải phóng" cũng như đến Hànội rất nhiều viện trợ, gọi là "viện trợ nhân đạo", do đó mà đã có những chuyến phi cơ quân sự chuyển từ Vientiane (Lào) hơn 300 tấn thuốc men, nói là để giúp cho những người tỵ nạn. Nhưng mỉa mai thay thật là một điều đáng tiếc vì những người tỵ nạn hôm nay lại đúng là những nạn nhân khốn khổ của chính cái gọi là Chánh Phủ Lâm Thời Miền Nam nầy và của quân đội cộng sản Bắc Việt trong chiến dịch tổng tấn công xăm chiếm Miền Nam Việt Nam năm 1975. Ngoài ra, nếu người ta không lầm thì giới thân cận trong chánh quyền Pháp đã nghe được đại diện của Chánh Phủ Lâm Thời Miền Nam (M TGP MN) ngỏ lời cám ơn các quốc gia bạn của họ, mà Pháp là quốc gia đứng hàng đầu, một nước đã từng giúp đở họ trong cuộc chiến nhằm xâm chiếm Miền Nam Việt Nam. Một điều chắc chắn là người ta thấy có những người Pháp tại Miền Nam đã từng tuyên bố là không làm chánh trị, nhưng lại nằm trong danh sách những người cộng tác với M TGP MN để mong tìm được một sự bảo đãm thân thiện nào đó của MTGPMN, không biết có phải vì họ quá sợ bọn người dã man nầy hay không. Một số người Pháp có quyên tiền cho M TGP MN, giữa họ với nhau, được khoản 2 triệu bạc VN, nhưng Chánh Phủ Lâm Thời Miền Nam từ chối không nhận. Khi Sài Gòn bị chiếm thì người ta gởi tới tướng chỉ huy Ban Quân Quản một bản danh sách những người Pháp cảm tình viên thân MTGPMN để mong đừng làm gì khó dễ họ, đồng thời người ta cũng có tố giác một số người Pháp được ghi nhận là có khuynh hướng chống cách mạng.

CÓ TỪ 12.000 ĐẾN 15.000 NGƯỜI PHÁP CÒN KẸT LẠI SÀI GÒN
Có thể nói không sai là phần đông người Pháp ở Sài Gòn không nhận cái lối xử sự như vậy của chánh phủ Pháp. Vì họ rất hiểu biết vấn đề. Nhiều người đã biết rõ cuộc di tản khỏi Bắc Việt trong những năm 1954-55. Những người khác thì đã đo lường được mức độ nguy hiểm của vấn đề. Một số người thật tình cũng không thích vấn đề tham nhũng của một số nhơn vật trong chế độ, nhưng họ không phải trong số những người chỉ vì lo lắng cho công việc làm ăn của họ được an toàn mà mong cho ông Thiệu từ chức và ra đi, hay muốn thấy thành phần thứ ba lên nắm quyền: tất cả đều biết trước những gì sẽ xãy ra cho họ nếu MGP MN hay Bắc Việt lãnh đạo đất nước nầy, vì nền kinh tế chỉ huy theo kiểu cộng sản sẽ không bao giờ đem lợi lộc gì cho họ cả, trong khi chỉ vì chút lợi lộc đó mà họ mới có mặt ở đây. Cho nên khi thấy mình tự nhiên bị kẹt vào rọ, tất cả đường dây liên lạc ra ngoài đều bị cắt đứt, tất cả mọi khả năng đi ra nước ngoài đều bị đình chỉ trong lúc nầy, khi mà họ thấy xí nghiệp của họ bị đóng cửa, sắp sửa bị quốc hữu hóa hay biến thành tài sản của "nhân dân", thấy các cửa hiệu của họ và tủ sắt của họ đều bị niêm phong, khi mà họ chạm phải một đời sống khắc khổ, họ liền sực cảm thấy tình trạng gần như bị "giam lõng" của mình, theo đúng nghĩa của danh từ luật pháp, bị giam lõng cả sanh mạng lẫn tài sản mà không thấy có được một bảo đãm nào cho tương lai, ít nhất trong một thời hạn xa hay gần nào đó. Chừng đó họ mới bắt đầu nổi khùng lên và bắt đầu nguyền rủa. Họ càng như phát điên lên khi được biết rằng các dàn trọng pháo được bố trí xong chung quanh Sài Gòn sẳn sàng cho cuộc tổng tấn công, dự trù đủ để bắn phá thành phố liên tục trong bảy ngày đêm. Họ có cảm giác rằng người ta đã "không đếm xỉa" gì đến sinh mạng của họ cả đừng nói chi đến việc bảo vệ tài sản của họ củng như tài sản của nước Pháp.

Từ ngày 1 tháng 5 đến 1 tháng 8/1975, trong số từ 12.000 đến 15.000 người Pháp còn bị kẹt lại tại Sài Gòn, chỉ có khoản 300 hay 400 gì đó đi được ra ngoài, phần đông là những người tạm trú, hoặc họ lợi dụng 3 chuyến bay Illyouchine từ Sài Gòn đi Vientiane (tình trạng những máy bay nầy xấu không thể tả nổi, bên trong mưa rơi như gió mùa), hoặc theo các chuyến bay của Hàng Không Lào, với những chiếc máy bay nhỏ liên lạc qua lại Sài Gòn nhiều lần để mang thuốc men từ kho hàng Bangkok sang. Trong tháng 8/1975, người ta đã cố gắng "chạy" tối đa: một nhân viên ngoại giao phụ trách việc nầy, ông nầy đã từng thành công trong việc di tản những người Pháp ở Cam Bốt, dù là rất khó khăn và nguy hiểm. Nhưng tất cả cố gắng của ông đều không đi đến đâu, không có một kết quả nào. Đại sứ Pháp bên cạnh chánh phủ Thiệu thì bị Chánh Phủ Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam từ chối không công nhận, người ta chỉ định một xử lý thường vụ từ HàNội, mong là đã từng có nhiều tiếp xúc với chánh phủ Bắc Việt thì công việc điều đình của ông sẽ có phần dễ dàng hơn, nhưng cho đến bây giờ thì ông ta chưa vào được Sài Gòn. Ngoài ra, người ta không hiểu tại sao Chánh Phủ Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam lại cho triệu hồi đại sứ của họ đang ở Paris về Sài Gòn. Bang giao giữa hai bên đang tốt đẹp tự nhiên dường như trở nên lạnh nhạt. Như thế là hằng ngàn người Pháp còn kẹt tại Sài Gòn, gần như "bị nhốt trong trại tập trung Sài Gòn".

Ông Giscard d’Estaing, Thủ Tướng Pháp, có tuyên bố là người Pháp chúng ta có thể yên tâm đi nghỉ hè, nhưng phải thú nhận là người Pháp không thấy có một hứng thú nào. Ngoài ra, ông ta còn thấy mãn nguyện và khen các nhân viên ngoại giao của mình trong việc áp dụng thành công và khéo léo đường lối chánh trị của Pháp tại Viển Đông. Người ta lại còn gắn cho họ một số "bắc đấu bội tinh" nữa. Tại Pháp, người ta sửa soạn để đón tiếp những người Pháp từ VN trở về. Người ta dọn trống các câu lạc bộ của kiều dân di trú Bắc Phi, có đủ chỗ cho 2.000 người Pháp được biết là rất nghèo từ Sài Gòn về cư ngụ. Rất may là tất cả mọi thông tin liên lạc đều bị cắt đứt, nên người ta không nghe thêm được tin tức gì về việc nầy từ nước Pháp nữa.

GIỐNG NHƯ LÚC TRƯỚC Ở BẮC VIỆT,
NGƯỜI PHÁP CHÚNG TA MẤT TẤT CẢ

Nước Pháp phải có mặt thường trực tại Việt Nam , đó là mục đích mong muốn của Chánh Phủ Pháp và đó là đường lối chánh trị của mình. Đường lối nầy đã được thi hành đến đâu rồi ? Người ta phải nghi ngờ khi nhớ tới những gì đã xảy ra ở Miền Bắc Việt Nam lúc xưa. Thật ra thì những kỹ niệm xưa không được coi như là những bài học, và người ta biết rõ rằng không phải vì vậy mà sự việc không còn có thể xảy ra cho ngày mai.

Tại Miền Bắc, tất cả những gì được gọi là của Pháp trước đây 30 năm đều đã biến mất. Tất cả đều biến mất hết, nhanh chóng dị thường. Nhiều cảm tình viên chánh trị đã thử ở lại xem sao. Nhưng rồi một năm sau, chỉ một năm sau thôi, họ cũng phải ra đi. Một người trong số đó viết một quyển sách khá dày, đầy những sự kiện, có tên là "Tôi đã sống trong địa ngục cộng sản Miền Bắc Việt Nam , và tôi đã chọn tự do ". Ai đã có đọc được quyển sách nầy? Ai đã quên quyển sách nầy ?

Tại Hànội, tôi nhắc lại, những gì được gọi là của Pháp đều biến mất hết, kể cả viện Pasteur. Người Nga đã giúp lo cho họ tốt hơn. Tại bệnh viện Saint Paul , cảnh sát vào chiếm đóng và các bà "sơ" tốt bụng phải bị giam cầm 14 năm trong các viện mồ côi. Nhiều tài sản của Trường Viễn Đông Bát Cổ của Pháp, trong đó thư viện Hán văn đẹp nhất thế giới, và cả một bộ sưu tầm độc đáo có một không hai về ngọc quí, dường như được đem ra phân phối hết cho bốn quốc gia đã từng cộng tác với Bắc Việt. Những gì còn lại tại chỗ người ta cũng đã bán đi hết. Rất nhiều người đã bị hy sinh, chỉ có 15 ngày sau khi người Pháp chúng ta rời khỏi Hà nội là ở các chợ quanh thủ đô, hàng Pháp lèo tèo chỉ thấy còn có những ống chỉ để bán cho người Tàu, thật là một sự mĩa mai, nhục nhã và rất đau lòng !!!

Thế thì tại sao bây giờ chánh phủ Pháp lại còn có ảo tưởng mong muốn một sự có mặt thường trực của nước Pháp tại Sài Gòn ?

Phải chăng đó là những bộ hình luật xưa, 5 bộ luật mà Pháp đã để lại lúc người Pháp rời khỏi Việt Nam -chẳng có bổ túc thêm một điều khoản nào, có chăng cũng chỉ có một vài chi tiết nhỏ không đáng kể- làm nền tảng căn bản cho bộ hình luật của Miền Nam Việt Nam? Các vị chánh án cũng như các luật sư trong các phiên xử vẫn còn mặc chiếc áo thụng dài và mũ đen truyền thống của Tòa án Pháp. Bây giờ thì tất cả luật pháp và pháp chế gốc Pháp đều đã bị hủy bỏ. Có một khoản trống pháp định đang kéo dài...Các chánh án, luật sư và nhân viên tòa án đều phải đi "học" lại tất cả. Đaị học Luật khoa đã bị đóng cửa vĩnh viễn. Chẳng những người Pháp mất hết quyền được hưởng luật pháp của người Pháp, mà trong một quốc gia không luật lệ như bây giờ, lấy gì để che chở, bảo đãm cho sanh mạng của con người, cho tài sản cá nhân, vì không có một quy chế nào cả ?

Phải chăng vì nền văn hóa Pháp, một nền văn hóa rất là phong phú ở Miền Nam Việt Nam , vốn là một quốc gia thân Pháp hàng đầu. Có nhiều bản thỏa hiệp đã được chuẩn phê vào đầu năm 1975, dự trù ghép các trường Đại học và các phân khoa Pháp, Việt lại với nhau, thành lập thêm các trường sư phạm đào tạo giáo sư Pháp văn tại Việt Nam, giảng dạy Pháp Văn như là một chuyển ngữ trong tất cả các trường trung học trong nước, hợp tác về giảng dạy tu nghiệp cho tất cả các giáo viên và giáo sư thuộc đủ mọi cấp mọi ngành giáo dục, cấp học bổng cho giới trẻ có phương tiện theo học bên Pháp. Để kiểm điểm lại chúng ta thấy chỉ ở ngay tại Paris thôi, đã có bao nhiêu bác sĩ, kỹ sư, luật gia Việt Nam trong các học đường cao nhất của nước Pháp, thì người ta sẽ đoán được lợi ích như thế nào . Còn bây giờ thì sao ? Trong ban Văn khoa thì tiếng Pháp bị khai trừ, người ta chỉ dạy tiếng Nga, tiếng Tàu, thỉnh thoảng cũng có tiếng Anh. Chẳng những các dự án bị "rơi rụng" hết và không còn một tý giá trị nào, mà các trường Pháp cũng sẽ chết, mà sự cộng tác cũng không còn lý do để tồn tại nữa, mặc dầu trong chương trình cộng tác nầy có rất nhiều người thân với chế độ cộng sản trong hiện tại. Thật sự thì những người Pháp nằm trong chương trình cộng tác văn hóa nầy không nguôi được cơn giận dữ và sắp sửa phun ra những lời chỉ trích nặng nề đối với chánh quyền Pháp, vì họ lo rằng thời gian nghỉ hè của họ năm nay vốn phải được bắt đầu từ 1 tháng 6/75 sẽ bị kẹt tại "thiên đường cộng sản mới" nầy rồi !

VÀ NGƯỜI NGA SẼ THAY PHIÊN "ĐỔI GÁT" CHO NGƯỜI MỸ

Bệnh viện Grall nằm tại Sài Gòn, một quân y viện đã có từ xưa, lúc người Pháp chiếm Việt Nam . Luôn luôn bệnh viện nầy được treo quốc kỳ Pháp. Bệnh viện nầy là một "pháo đài" Pháp cuối cùng phục vụ cho vấn đề nhân đạo, pháo đài cuối cùng trên bờ biển Thái Bình Dương. Nhơn viên của bệnh viện là người Việt Nam, được các bác sĩ tự nguyện và các chuyên gia kỹ thuật người Pháp huấn luyện đến nơi đến chốn. Bệnh viện tự túc điều hành bằng lợi tức của mình. Một khế ước có gia hạn được ký kết cho cơ sở nầy. Nhưng sau chuyện xảy ra ở Trung Tâm Y khoa Calmette tại Phnom Penh và ở bệnh viện dân sự tại Vũng Tàu, thì không một bác sĩ dân sự Pháp nào còn muốn tự nguyện phục vụ cho bệnh viện Grall nữa. Tất cả nhân viên hết sức tận tâm đáng khen ngợi, với một trình độ kỹ thuật cao khó tìm được bên Pháp, đều đòi hỏi phải được di tản cùng với bệnh viện.

Vốn là một bệnh viện tư, tự túc điều hành với lợi tức cơ hữu của riêng mình từ các bệnh nhân thường là giới thượng lưu của Sài Gòn, Grall bây giờ có nguy cơ thiếu thu nhập. Hơn nữa những "ông chủ mới" của Sài Gòn lại trưng dụng 100 giường cho toàn những quân nhân Bắc Việt nằm, bệnh viện lại phải chịu tốn nhơn viên và phương tiện thuốc men để điều trị miển phí cho họ nữa. Chẳng những vì thiếu cả nhân viên lẩn ngân khoản điều hành mà bệnh viện Grall không thể tiếp tục hoạt động nữa được, nhưng vì người ta đã chánh thức thông báo cho vị tướng chỉ huy bệnh viện biết là không gia hạn khế ước của cơ sở nầy nữa. Vã lại ở đây chắc rồi cũng sẽ giống như ở Hànội trước kia thôi, các tài liệu về y, và dược của Pháp chắc chắn sẽ phải nhường chỗ cho sách và thuốc của Liên Xô, ngành y học Pháp và đồng thời kỹ nghệ y dược của Pháp tức khắc sẽ bị phá sản.

"Nhân dân lao động tốt sẽ làm chủ tập thể đất nước, kết hợp sức mạnh lại nhằm tạo một đời sống ấm no và hạnh phúc cho mọi người ", người ta đã tuyên bố như vậy. Sẽ không còn chỗ cho tự do kinh doanh, cũng như tự do thu nhập.

- "Gì thì gì họ cũng phải cần đến chúng ta thôi, chúng ta sẽ đem đến cho họ kỹ thuật, chuyên viên và kỹ thuật gia mà họ đang thiếu", có người ranh mãnh nói như vậy.

Nói như thế là không chịu hiểu tính tự phụ của những người "chủ mới". Nói như thế là chưa biết đánh giá được cái "thực tài" của người Việt Nam mà chúng ta cũng như những người khác đã từng đào tạo, họ hoàn toàn có đầy đủ khả năng và thích hợp cho tất cả mọi việc làm, mọi nghành nghề.

Nói như thế là không hiểu và không biết là cường quốc Liên Xô đang hết lòng giúp đở cho họ, đã gởi sang cho họ một số lớn chuyên viên kỹ thuật để thay thế cho người Pháp chúng ta.

Những xí nghiệp, hãng xưởng đang sắp sửa biến thành tài sản của Nhà Nước, hoặc tài sản của nhân dân rồi. Không có một người Pháp nào chịu để mất uy tín của mình và hơn thế nữa không thể chịu mất đi khoản lợi nhuận của họ, trong lúc họ đã nghe và biết được là kể từ nay không còn một lợi tức riêng nào cho cá nhơn nữa. Người ta đã nghe kể chuyện về một nhà máy của hảng Michelin, hoạt động dưới một chế độ xã hội ở Algérie, trường hợp đó chưa đủ sao ? Không có một người Pháp nào ở Sài Gòn không thấy rõ chuyện đó, dù người đó là công chức của tòa Đại Sứ, tòa lãnh sự hay trong bất cứ chương trình nào của chánh phủ, dù người đó là luật sư, buôn bán, dân trồng tỉa hay kỹ nghệ gia: không những chỉ nói đến các nhà máy, xí nghiệp, hãng xưởng và lợi tức cá nhơn mà phải nói là tất cả những gì mà người Pháp còn đang điều hành tại Miền Nam Việt Nam cũng đều sẽ bị mất hết, vô phương cứu vãn.

Tất cả những chuyện đó đều đưa tới một kết luận: dù cho có được những sự thương lượng ngoại giao nào đi nữa thì đây cũng vẫn là một sự sụp đổ, một sự phá sản hoàn toàn của đường lối chánh trị của nước Pháp ở Viễn Đông, nơi đó ở trên bờ biển Nam Hải, bên cạnh của một trong những trung tâm kinh tế thế giới của ngày mai, nơi mà người Pháp chúng ta đã từng có một chỗ đứng vững mạnh và quan trọng hàng đầu về kinh tế, văn hóa, chánh trị...tất cả, ngày mai nầy sẽ không còn gì nữa, và người Pháp chúng ta không còn là "cái thá" gì hết....

Tại Miền Bắc Việt Nam, chỉ còn có 18 người Pháp mà thôi, mà hết 17 người là nhân viên của Tòa Đại Sứ.

Còn tại Cam Bốt, không theo lề lối thông thường, nước Pháp đã công nhận và mở bang giao trước với Hoàng Thân Shianouk lúc ông nầy còn ở Bắc Kinh sợ chưa dám về nước, vậy mà người Pháp cũng bị đuổi đi khỏi Cam Bốt một cách nhục nhã.

Tại Lào, nơi còn một phái bộ quân sự Pháp, thì Tòa Đại Sứ Pháp bắt buộc nhân viên của mình công chức cũng như quân nhân, ủng hộ chánh thức phe Pathet Lào cộng sản vừa đoạt chính quyền sau khi thử nghiệm thất bại một chánh phủ ba thành phần. Pathet Lào đã từ khước sự có mặt của người Hoa Kỳ, và đã kêu gọi đến Liên Xô. Người Nga đã tới và đã mở lãnh sự quán ở tất cả các tỉnh của Lào. Pathet Lào cũng đã trục xuất, vừa êm thắm vừa bằng biện pháp mạnh, tất cả những người Lào "quốc gia" nào có bất cứ dính líu với người Pháp. Trong lúc đó tất cả kiều dân Pháp cũng phải sửa soạn "khăn gói" sẳn sàng lên đường về nước.....

Trong khi chỉ có sự việc bắt giữ một con tin nào đó thôi cũng đã làm cho dư luận quốc tế phẩn nộ ầm lên đổ tội cho luật lệ quốc tế yếu hèn, thì tại Việt Nam có đến những 12.000 dến 15.000 người Pháp bị cầm giữ tại chỗ cùng với tài sản của họ, mà tuyệt nhiên không thấy một ai có được một phản ứng nào ! như vậy Chánh Phủ Pháp có thấy thoải mái lắm hay không ? Chánh Phủ Pháp có còn biết cách nào để chìu chuộng ve vãn Liên Xô hơn được nữa hay không, vì đây là công trình sự nghiệp của họ kia mà. Ông Marchais tổng bí thư đãng cộng sản Pháp cũng chưa chắc làm gì hơn được, còn ông Mittérand của đãng xã hội thì chắc chắn không dám làm gì hơn rồi .

Nước Pháp vừa hoàn toàn thua một trận chiến cuối cùng tại Đông Dương. Cái giá phải trả thiệt tình chưa tính ra được, nhưng xem chừng như quá đắt!

Tổn phí ước tính sẽ lên đến bao nhiêu tỷ quan đây ? cái giá phải trả cho bao nhiêu sinh mạng con người, hoặc cho tinh thần rách nát không sao hàn gắn lại được của họ ? Và làm sao nước Pháp của chúng ta chịu nổi sự tổn thương nặng nề cho uy tín, danh dự, và quyền lợi của mình đây ?

Người Pháp chúng ta có bao giờ quan tâm đến những câu hỏi nầy không, hởi những người đang đi nghỉ hè một cách yên ổn kia?

Không có nhận xét nào: