Thứ Năm, tháng 8 14, 2008

VIỆT NAM CỘNG HÒA BỊ BỨC TỬ ( LA MORT DU VIETNAM )

CHƯƠNG SÁU

NHỮNG ĐIỂM YẾU KÉM CỦA CHÁNH QUYỀN

Có quá nhiều mối nguy cơ

- Nguy cơ phát sanh từ phía địch vốn đã len lỏi vào được khắp nơi trong chánh quyền, do đó song song với hành động quân sự, cần phải có biện pháp hành chánh; Bộ máy hành chánh được điều hành không có gì đáng chê trách, ít nhất cũng cho tới ngày cuối cùng; không bao giờ có người nào đổ lỗi cho Quân Lực VNCH làm điều sai trái như người ta đã từng quy trách cho quân đội Pháp ở Algérie.

- Nguy cơ phát xuất từ bên trong, dân chúng quá hoang mang vì tiếng xấu của một số hành động tham nhũng.

- Nguy cơ đến từ bên ngoài, vì phía địch chẳng những có đầy đủ nguồn tài trợ về mọi mặt mà còn được hà hơi bằng sức mạnh bén nhọn của các cơ quan truyền thông quốc tế cộng sản, một điều mà chánh phủ VNCH vì đang sa lầy trong chiến cuộc không sao chống chế hữu hiệu được. Các quốc gia thuộc Thế Giới Tự Do thay vì thông cảm cho VNCH là một trong những con cờ "domino" đang gánh mọi nguy hiểm thay cho họ, thì lại không bao giờ quan tâm đến những khó khăn của quốc gia nầy, nếu không muốn nói là "ngoảnh mặt làm ngơ".

- Nguy cơ cũng phát xuất từ chế độ quá yếu, đối ngoại thì gặp quá nhiều áp lực, đối nội thì có quá nhiều việc phải làm mà không có đủ khả năng thực hiện.

Muốn tránh những mối nguy cơ đó, cần phải có một chánh phủ mạnh. Nhưng để chìu ý chánh phủ Hoa Kỳ, (không có sự ủng hộ nâng đỡ của họ thì sẽ mất tất cả), chìu ý dư luận của dân chúng Mỹ, thể chế phải thật sự dân chủ và tự do, có đầy đủ tự do trong mọi lãnh vực dù là tự do vô kỷ luật, và bất cứ mọi hạn chế nào cũng bị coi như một sự lạm quyền.

Khi xưa người La Mã đã có dự trù một "đặc quyền thống lỉnh" trong hiến pháp cộng hòa của họ trong trường hợp có khủng hoảng chánh trị, đó là: chỉ có một người duy nhất nắm giữ tất cả mọi quyền hành trong thời hạn một năm, có thể gia hạn thêm nếu khủng hoảng còn kéo dài chưa giải quyết được.

Trong đệ nhất thế chiến, nước Pháp đã đặt hết lòng tin vào "người hùng" mà người Pháp chúng ta gọi là "hùm xám" hay là "người cha chiến thắng", sau khi thắng trận kết thúc chiến tranh. Nhưng ông Clémenceau đã cho thấy ông là một người đã lạm dụng hai chữ Tự Do, vì ngay sau khi nắm được chánh quyền ông cho là tình hình quốc gia đang còn bất ổn nên ông cần phải có đầy đủ tất cả mọi quyền hành, và sau đó ông trở thành một người độc tài quá độ:

- "Tôi điều hành cuộc chiến", ông nói.

Ông không cho quốc hội và báo chí lên tiếng. Ông không cứu xét những khó khăn nội bộ cũng như những đòi hỏi hay nhu cầu cá nhơn. Ông thật sự là một nhà độc tài. Thật ra khi đã giành được chiến thắng cho nước Pháp, và khi đã từ chối không chịu hợp tác với các lực lượng luôn luôn chỉ có làm suy yếu quốc gia, ông đã tự mình từ khước quyền lực tối thượng của quốc gia ông, một tưởng thưởng cho "công lao hạn mã" của ông đối với nước Pháp, từ tay của những người mà ông đã cứu sống họ, nhưng đã làm chánh trị thì phải biết thông cảm sự bạc bẻo của người dân. Thế nhưng ông Clémenceau chỉ có việc làm khi có giặc ngoại xăm, không có gì để làm đối với hằng ngàn chuyện rắc rối của một cuộc chiến tranh cách mạng. Ông cũng không thể ngồi yên hưởng thụ như trong thời bình khi mà quốc gia đang ở trong thời chiến.

NHU CẦU: CẦN PHẢI CÓ MỘT NHÀ ĐỘC TÀI
Tại Việt Nam lẽ ra phải có một nhà độc tài mà vẫn không gây thiệt hại gì cho nền dân chủ, vì dân chúng của quốc gia nầy từ lâu đã có kinh nghiệm sống vui vẻ và hạnh phúc ở nông thôn xã ấp rồi. Tổng thống Thiệu thường được khuyên như vậy. Ông ta không phải không muốn, nhưng vì ông ta muốn tỏ ra tôn trọng sự tự do của dân chúng vốn là truyền thống của dân tộc Việt Nam . Có điều là ông ta quá lệ thuộc vào viện trợ Hoa Kỳ, không có viện trợ thì quốc gia nầy sẽ không tồn tại được.

Sau cuộc cách mạng 1963 để lật đổ chế độ Ngô đình Diệm thì có một sự hỗn độn về chánh trị tại Việt Nam và chỉ có quân đội là còn giữ được kỷ cương tương đối chặt chẻ, điều nầy dĩ nhiên dẩn đến việc quân đội nắm chánh quyền.

Thiệu là một tướng lãnh duy nhất tự cho mình được nắm quyền lảnh đạo quốc gia đồng thời phải kiêm nhiệm luôn chức vụ tổng tư lệnh quân đội, nếu không thì một vị tướng lãnh khác sẽ chiếm ngay chánh quyền. Ông không có dáng điệu của một nhà hùng biện chánh trị. Trong tư thế một quân nhân ông cho là không cần thiết phải nịnh dân hay kêu gọi sự ủng hộ của dân chúng. Ông không được huấn luyện về chánh trị, và không có khả năng hay không thích cộng tác với các đoàn thể chánh trị khác để sắp xếp một số quyền lợi đặc biệt cho họ, và ông không bao giờ chịu tìm cách thu phục lòng dân. Ông dành tất cả cho nhiệm vụ nguyên thủ quốc gia và tổng tư lệnh quân đội. Ông cầm quyền là do sự tín nhiệm của quân đội và một thiểu số nông dân ngoan ngoản hơn là của những nhân vật thích cải vã và ham tranh luận thuộc các đãng phái chánh trị, các tôn giáo, các phe phái, các học phái, báo chí, và các phần tử hay múa rối thường xem quyền lợi cá nhơn nặng hơn quyền lợi của Tổ Quốc. Ông tận tâm trong nhiệm vụ chống cộng gìn giữ đất nước do đó ông có được một sự triều mến của quân đội và lòng mến mộ của nông dân nhất là trước nguy cơ xâm chiếm của Bắc Việt trong thời gian gần đây, cọng với một vài sự nhượng bộ cho một vài người nầy người khác... tất cả đều giúp ông đắc cử Tổng Thống trong một cuộc bầu cử tương đối ngay thẳng có thể so sánh được với những cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ, Pháp và một vài nước khác, nơi mà những cuộc tranh chấp quyền hành thường xảy ra nhiều cải vã lôi thôi. Ông luôn luôn không muốn tỏ ra độc tài. Cũng là một điều dễ hiểu vì ông đã không gặp khó khăn gì nhiều trong nhiệm vụ đa dạng của ông, lẻ ra phải cần có sự trợ giúp của nhiều người, nhưng lần lần rồi người ta cũng thấy được tầm cỡ của ông trong cương vị lãnh đạo quốc gia, đối ngoại thì cũng "nặng ký", đối nội thì nền dân chủ vẫn được duy trì tuy đôi lúc cũng có bị lạm dụng, để rồi cuối cùng đó là một trong những lý do để ông phải từ chức ra đi, kéo theo luôn "sự diệt vong" của quốc gia ông.

Người ta đã không tiếc lời cảnh cáo và khuyên nhũ ông, cũng như đã vạch rõ cho ông thấy những nguy hiểm mà ông phải đương đầu trong sứ mạng mà ông đang theo đuổi. Với một tính bộc trực đáng nể, ông ngoan cường tự cho mình là người của dân chúng và đại diện cho quân đội, lực lượng duy nhất và hoàn toàn trung thành với đất nước, kiên quyết gìn giữ non sông, chống bọn cộng sản đang tấn công ông bằng đủ mọi phương cách, chống bọn người chủ trương trung lập vì họ chỉ biết đi từ nhượng bộ nầy đến nhượng bộ khác để cuối cùng là sẽ phải nhượng hết cho cộng sản.

PHẢI HẠ BỆ CHO BẰNG ĐƯỢC THẦN TƯỢNG NẦY
Ông Thiệu là biểu hiệu tượng trưng cho tinh thần chống giữ nước VNCH. Ông là biểu tượng chẳng những cộng sản mà những người phản chiến hay "quyền lợi chũ nghĩa" trên thế giới nầy, ai cũng đòi hỏi phải hạ bệ ông, vì họ đều cho ông là một chướng ngại lớn ngăn chận nền "hòa bình".

Việc phải đến đã đến: chỉ vài ngày sau khi Thiệu từ chức thì "hòa bình" đã trở lại cho quốc gia VN, đúng như người ta mong muốn. Nhưng là một nền "hòa bình" thế nào ấy !!!

Cá nhơn từ chối không muốn độc tài, đó là điều đáng tiếc, còn hơn là cả nước phải chấp nhận một sự việc độc tài: Nhơn danh Quốc Hội, Ông Huyền, đương kiêm chủ tịch thượng viện, một nhân vật liêm khiết và đạo đức cao, đã thỏa hiệp như vậy; các đãng phái thì bất lực và có lẽ phải tìm cách giảm số lượng xuống còn khoản 49..thì vừa; giới báo chí thì sống nhờ vào việc bán chợ đen giấy trắng thặng dư còn nhàn hơn là in báo bán; sinh viên là những người trẻ tuổi duy nhất không tham chiến, có lẽ họ đang hổ thẹn thầm trong khi những người khác cùng lứa tuổi như mình thì phải vào quân đội để chiến đấu với kẻ thù cộng sản ...; tóm lại trong lúc quốc gia đang cần một sự liêm khiết ngay thẳng thì đâu đâu cũng gặp toàn là những hành động chỉ trích, chống đối...vì nền dân chủ được chơi theo lối Mỹ; và tất cả những thứ bọt bèo chánh trị nầy chỉ có nhân danh cá nhơn và quyền lợi riêng tư để cấu kết với cộng sản đòi Thiệu phải từ chức và ra đi. Vã lại Thiệu cũng dư biết rằng dù là nhượng bộ tất cả hay là nhượng bộ cho "thành phần thứ ba" (thành phần chỉ muốn nghiên về phía cộng sản) để từ chức và ra đi, thật ra là một sự đầu hàng. Cuối cùng cá nhơn Thiệu bị tấn công kể cả tấn công vào ngay dinh Độc Lập. Và để bảo vệ Chánh Phủ đồng thời nắm chắc trong tay lực lượng trừ bị cuối cùng, sẳn sàng chống đở sườn tây của Sài Gòn lúc nầy đang bị uy hiếp mạnh, Thiệu phải gọi 2 sư đoàn tinh nhuệ từ Vùng 1 về, hai sư đoàn nầy đang là lực lượng ngăn chặn địch quân tại Hué để cho các đơn vị thuộc Quân Khu 1 rút lần về phía Nam, do đó mà Vùng 1 phải bị rơi vào tay Bắc Việt ngay sau đó.

Thiệu từ chức và ra đi. Sự ra đi nầy kéo theo sự tan rã của những đơn vị cuối cùng của QLV NCH và vài ngày sau đó là sự bức tử của quốc gia ông. Ông ta có thể ở lại chăng ? Có thể lắm chớ . Không phải cái sợ chết làm cho ông đắn đo, mà là những nguy cơ khác. Nhưng mà cũng cái sợ chết nầy nó làm cho tất cả đầu óc của mọi người đều như bị tê liệt, không còn thấy được hay đón nhận được những giải pháp có thể cứu nguy cho quốc gia sấp bại vong nầy.

Thiệu chắc cũng đã hiểu và nếu cần phải hy sinh bản thân để cứu được quốc gia thì Thiệu cũng đã chấp nhận những giải pháp đó từ lâu rồi. Thiệu ra đi và tất cả mọi việc coi như đã giải quyết xong. Và điều gì sẽ xảy ra cho cái nền dân chủ ung thối nầy ? Chắc chắn trong những ngày còn lại của cuộc đời ông, sự ung thối nầy vẫn còn tiếp tục thôi....

CŨNG GIỐNG NHƯ "HIỆN TƯỢNG BYSANCE" VẬY
Vị Phó Tổng Thống VNCH trở thành Tổng Thống như Hiến Pháp đã quy định. Đó là ông Trần văn Hương, một người dũng cảm, một giáo sư già liêm khiết được chọn đứng cùng liên danh ứng cữ với Thiệu. Ông ta ấp úng :"Tôi không biết dùng điện thoại, Tôi không biết gọi mấy vị Tổng Trưởng của tôi thế nào. Tôi không biết đối đáp với người ngoại quốc ra làm sao. Tôi thấy những giải pháp trình lên cho tôi cũng tốt, có thể cứu chúng ta được đó, tôi đồng ý. Nhưng để cho tôi suy nghỉ lại đã. Sau đó tôi sẽ nói "Thuận" thôi, và mọi việc sẽ được tiến hành. Nhưng mà người ta có cho tôi trở lại với cái ngành Giáo Dục thân yêu của tôi không đây ?"

Cũng giống như ở Bysance người ta bỏ công ngồi rỗi bàn cải với nhau một cách vô ích nhưng rất là sôi nổi xem các đấng thiên thần thuộc giống đực hay giống cái, thì ở đây tại Sài Gòn cũng vậy: trong giờ phút mà các đơn vị cuối cùng đang sống chết anh dũng với quân Bắc Việt trên mặt trận Xuân Lộc và Biên Hòa,thì người ta cũng đang sôi nổi tranh luận, cải lý với nhau về Hiến Pháp, để tìm xem có cách nào trao quyền lảnh đạo cho tướng Dương văn Minh một cách hợp hiến hay không, vì tướng Minh cam kết là "với một số điều kiện nào đó, ông sẽ đạt được một thỏa hiệp với kẻ địch, ít nhứt cũng giữ được cho Miền Nam Việt Nam một thể chế tự trị và tự do nào đó, và như vậy có thể mua thêm được một ít thời gian". Nhưng rồi người ta lại để ba ngày trôi qua. Sau đó người ta mới họp nhau lại tại quốc hội, có cả thương viện và hạ viện. Ông Hương đọc một bài diễn văn làm cho cả mọi người cảm động đến phải khóc! Và mười tám vị nối tiếp nhau lên diễn đàn, suốt mười tiếng đồng hồ liên tục, chỉ để lập đi lập lại những lượng giá về tình hình của các nhóm đãng phái đã nói, để rồi cuối cùng 18 ông diễn giả nầy đều có một kết luận là bất cứ với giá nào ta cũng không thể đầu hàng vô điều kiện. Sau đó người ta trao quyền lảnh đạo quốc gia lại cho tướng Dương văn Minh rồi người ta tự động giải tán.

Có nghĩa là ngay chiều hôm đó, trừ một vài người có can đãm và vài người vô ý thức còn ở lại, còn thì cả hạ viện lẫn thượng viện đều lên máy bay, ra đi, bỏ mặc dân tộc và quê hương của họ ở lại, có ra sao thì ra !!!!!

Tình hình càng ngày càng xấu đi: về mặt quân sự coi như đã mất hết rồi. Tướng Minh loay quay chỉ lập được một nội các vá víu gọi là "nội các cứu quốc" để thương thuyết với địch nhưng họ từ chối không chịu bàn cải. Bây giờ thì chỉ còn một cách duy nhất là kêu gọi binh sỉ các cấp hảy ngừng chiến đấu - vì có tiếp tục chiến đấu nữa cũng vô ích thôi-, và giao quyền lại cho kẻ xăm lăng. Nhưng quân Bắc Việt xăm lăng từ chối thẳng thừng:

"Quý vị còn có quyền gì nữa đâu mà bàn với giao!"

Thật là một bài học quá thắm thía ! Bài học nầy có nhiều điểm làm cho người Pháp chúng ta nhớ lại những gì mà chúng ta đã "sống" trong thời kỳ 1940, chỉ có hơn được VNCH là lãnh thổ rộng lớn của nước Pháp còn cho phép chúng ta kéo dài thêm được một thời gian gọi là "gần như tự trị" trước khi bị đánh gục .Tuy nhiên bài học năm 40 chẳng có lợi ích gì, vì cũng cái chính thể vô trách nhiệm chỉ biết lo cho cái ghế chánh quyền đó lại được đưa ra cầm quyền. Cầu mong cho ngày mai nầy nước Pháp chúng ta không bị suy sụp tinh thần khi sấp sửa gặp nguy cơ và khi đồng minh sấp buông bỏ chúng ta!!!

Thượng Đế đã trừng phạt Miền Nam Việt Nam nhưng xin hãy buông tha cho nước Pháp chúng tôi!!!

Không có nhận xét nào: