Thứ Hai, tháng 6 21, 2010

Thứ Hai, tháng 5 31, 2010

Memorial Day tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ Houston, 31.5.2010

BIENCHET1951 — May 31, 2010 — Ngày Chến Sĩ Trận Vong năm nay tại TP Houston đã được các Hội đoàn Quân Đội tổ chức thật trọng thể trược Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ, sau phần chào cờ và mặc niệm là các chiến sĩ QLVNCH cùng đồng bào đồng hương đến trước Tượng Đài thắp hương tưởng niệm đến các Chiến Sĩ Mỹ-Việt đã bỏ mình vì chính nghĩa Quốc Gia.


Thứ Tư, tháng 3 10, 2010

Trận Ngọc Hồi - Đống Đa - Chiến thắng Kỷ Dậu


Hiền Vy và Nguyễn Phục Hưng thực hiện




Trận Ngọc Hồi - Đống Đa (hay Chiến thắng Kỷ Dậu) là tên gọi do các nhà sử học Việt Nam dành cho loạt trận đánh chống ngoại xâm thắng lợi của nước Đại Việt thời Tây Sơn do vua Quang Trung lãnh đạo vào đầu năm Kỷ Dậu 1789, đánh tan, hàng vạn quân Mãn Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy - kéo sang do sự cầu viện của vua Chiêu Thống nhà Hậu Lê

Trận Ngọc Hồi - Đống Đa khẳng định sự tồn tại của nước Đại Việt trước hoạ xâm lược, chấm dứt sự tồn tại của nhà Hậu Lê.

Những Danh tướng đời nhà Trần - Phần 2



Hiền Vy và Nguyễn Phục Hưng thực hiện

Trần Bình Trọng (1259 - 1285) là danh tướng thời Trần, có công lớn hộ giá bảo vệ cho hai vua Trần (Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông) trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên-Mông lần thứ hai. Ông hy sinh khi chặn quân Nguyên ở bãi Thiên Mạc, được truy phong làm Bảo Nghĩa Vương

.

Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư ( ?-1340) là võ tướng thời nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Được thừa hưởng tước hầu từ người cha Thượng tướng Nhân Huệ Hầu Trần Phó Duyệt. Sau này khi được vua Trần Thánh Tông nhận làm con nuôi ông mới được hưởng tước Nhân Huệ Vương. Ông nổi tiếng về tài cầm quân và đã góp công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông của nhà nước Đại Việt

.

Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản (1267-1285) là một nhân vật lịch sử, sống ở thời kỳ trị vì của vua Trần Nhân Tông. Ông đã có công tham gia kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai.

Thứ Hai, tháng 2 22, 2010

LỄ TƯỞNG NIỆM VUA QUANG TRUNG VÀ TRÃN ĐỐNG ĐA MÙNG 5 THÁNG GIÊNG ÂL.







Phần 1 : Thống Đốc Tiểu Bang Rick Perry đến dự Lễ Tưởng Niệm Vua Quang Trung



Phần 2 : Lễ Tế Chính Thức, Múa Lân và Văn Nghệ :



Tóm tắt biên niên tiểu sử Vua Quang Trung
26.09.2008

Quang Trung – Nguyễn Huệ là một thiên tài quân sự, một vị anh hùng dân tộc kiệt xuất. Hình ảnh vua Quang Trung tiêu biểu cho tinh thần quật cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam. Chỉ với 39 tuổi xuân, Quang Trung đã có 22 năm đánh Nam dẹp Bắc – tạo cơ sở cho quá trình thống nhất đất nước; đuổi Xiêm diệt Thanh – góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập nước nhà. Mỗi chiến công trong cuộc đời Quang Trung đánh dấu một mốc son trong lịch sử hào hùng của cả dân tộc.

Những sự kiện chính trong cuộc đời và sự nghiệp vua Quang Trung:

Năm 1753

– Sinh ra tại thôn Kiên Mỹ, ấp Kiên Thành, huyện Hoài Nhơn, phủ Quy Nhơn (nay thuộc xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Thân sinh Quang Trung là ông Hồ Phi Phúc và bà Nguyễn Thị Đồng.

Năm 1771

– Dựng cờ khởi nghĩa, trở thành một trong ba lãnh tụ cao nhất của phong trào Tây Sơn.

Năm 1775

– Tổng chỉ huy xuất sắc trận đánh Phú Yên, tạo ra bước ngoặt quan trọng cho toàn bộ quá trình phát triển mạnh mẽ sau đó của phong trào.

Năm 1777

– Tổng chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ hai, lật đổ cơ đồ thống trị của họ Nguyễn.

Năm 1782

– Chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ tư, đánh cho Nguyễn ánh đại bại.

Năm 1783

– Tổng chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ năm, đuổi tập đoàn Nguyễn ánh ra khỏi bờ cõi.

Năm 1785

– Tổng chỉ huy trận Rạch Gầm – Xoài Mút, đánh tan 5 vạn quân Xiêm xâm lược.

Năm 1786

– Tổng chỉ huy các đợt tấn công tiêu diệt chính quyền họ Trịnh.

Ngày 22/12/1788

– Lên ngôi Hoàng đế tại Núi Bân (Phú Xuân – Huế). Niên hiệu Quang Trung bắt đầu xuất hiện từ đây.

Từ 1789 đến 1792

– Ban bố Chiếu khuyến nông, Chiếu lập học, tiến hành những cải cách tích cực và táo bạo.

Ngày 15/9/1792

– Quang Trung đột ngột qua đời, để lại niềm thương tiếc khôn nguôi cho lớp lớp những thế hệ người Việt Nam yêu nước.

Thứ Bảy, tháng 2 13, 2010

BÀI THƠ VIẾT CHO THƯƠNG PHẾ BINH QLVNCH



Xuân nầy nếu anh về quê ăn Tết
Còn thương em xin anh hứa một lời
Thương phế binh còn khổ lắm anh ơi !
Tìm thăm họ, nói đôi lời an ủi .


Họ không trách anh, nhưng em thấy tủi
Nhớ ngày nào vì đất nước tang thương
Họ theo anh trên khắp các chiến trường
Cùng chia xẻ cảnh dầm sương dãi nắng .

Họ chiến đấu không vì riêng thù hận
Nhưng vì muốn giử nước chống xâm lăng
Cứu dân Nam khỏi cộng phỉ bạo tàn
Gây thảm cảnh nước tan nhà cửa nát .

Từ Lai-Châu núi rừng cao bát ngát
Từ Thái-Bình, Phủ-Lý, Vĩnh- Phúc-Yên
Từ sông Gianh và từ Bình-Trị-Thiên
Anh mang họ đến Cà-Mâu, Rạch-Giá .

Đời chiến binh trải qua nhiều nghiệt ngã
Anh lưu vong họ cũng chả vui gì
Vì thương binh đành im lặng đợi thì
Mong gặp bạn mừng nâng ly tái ngộ.

Đừng áo gấm về làng đi dạo phố
Hay nâng ly trong lữ quán năm sao
Mà nỡ quên cựu chiến sĩ, đồng bào
Đang thống khổ bởi cộng Hồ thổ phỉ

Tìm thăm họ không vì bất đắc dĩ
Mà vì nặng tình huynh đệ chi binh
Yêu tổ quốc nên họ đã hy sinh
Một nửa phần tay chân cho dân tộc .

Họ là những thương phế binh bất khuất
Là anh hùng, là chiến sĩ hiên ngang
Như quân Nam chiến thắng Bạch Đằng Giang
Là con cháu của Hùng vương lập quốc .

Nhớ nghe anh nếu còn thương Việt tộc
Còn biết hờn, biết nhục mất quê hương
Thì giúp dân diệt công sản bất lương
Xây dựng nước phú cường dân chủ trị ./.

** Không biết tên tác giả.
** Nhận từ một thân hữu trên net..…

Thứ Bảy, tháng 1 16, 2010

365 NGÀY BIẾN ĐỘNG - NỀN ĐỆ I CỘNG HÒA

Phần 1 :



Phần 2 :



Phần 3 :

Nhìn lại cuộc chiến - Nền Đệ Nhất Cộng Hòa, Video

Phần 1 :



Phần 2 :



Phần 3 :



Phần 4 :

Hell in An Loc

Vũ Quí Hạo Nhiên/Người Việt

Từng là một vị chỉ huy tác chiến tài giỏi của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, cựu Trung Tướng Lâm Quang Thi cũng là một tác giả nhiều uy tín với những bài viết và sách bằng Anh ngữ.

Cuốn sách mới nhất của ông là cuốn “Hell in An Loc: The 1972 Easter Invasion and the Battle that Saved Viet Nam” do Viện Ðại Học University of North Texas xuất bản.

Sắp tới đây, một buổi ra mắt sách sẽ được tổ chức vào Chủ Nhật 24 Tháng Giêng, 2010, tại Trung Tâm Sinh Hoạt VIVO, 2260 Quimby Road, San Jose, từ 1:00 đến 4:00 PM.

“Hell in An Loc” là một cuốn khảo cứu, không phải hồi ký. Trận An Lộc quen thuộc hơn với người Việt Nam qua tên gọi “Bình Long Anh Dũng.” Tướng Thi viết sách này trong tư cách một nhà nghiên cứu sử, vì ông không phải là người chỉ huy trận này.

Người chỉ huy ở An Lộc là chuẩn tướng Lê Văn Hưng, Tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ Binh. Sau chiến thắng An Lộc, ông được đề cử giữ chức vụ Tư Lệnh Phó Quân Ðoàn IV. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, sau khi từ giã gia đình và bắt tay từ biệt tất cả binh sĩ bảo vệ bộ chỉ huy, người được gọi là “Anh hùng tử thủ An Lộc” đã tự sát bằng súng lục vào lúc 20 giờ 45 tối tại tư gia.

Tướng Lâm Quang Thi là cựu chỉ huy trưởng trường Võ Bị Quốc Gia, cựu tư lệnh phó Sư đoàn 7, cựu tư lệnh Sư đoàn 9 Bộ Binh, cựu tư lệnh phó Quân Ðoàn I và tư lệnh Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Quân Ðoàn I. Cựu Trung Tướng Lâm Quang Thi dành cho báo Người Việt bài phỏng vấn dưới đây.

- VQHN: Ngay trong tựa sách, Trung Tướng đã gọi trận An Lộc là “trận đánh cứu được miền Nam Việt Nam .” Xin ông nói rõ hơn vì sao ông lại đánh giá trận An Lộc như vậy?

- Trung Tướng Lâm Quang Thi: Như anh đã biết, quyển “Hell in An Loc: The 1972 Easter Invasion and the Battle That Saved South Viet Nam” vừa được Viện Ðại Học University of North Texas xuất bản. Tôi gọi trận đánh này là trận đánh đã cứu vãn miền Nam Việt Nam bởi vì nếu An Lộc thất thủ thì Bắc Việt có thể dùng nó làm bàn đạp để xua ba sư đoàn bộ binh được tăng cường bởi các trung đoàn pháo binh và thiết giáp tấn công thẳng vào thủ đô Sàigon, chỉ cách An Lộc có 60 dặm về phía Nam. Cũng nên biết rằng trong trận Tổng Tấn Công năm 1972 - mà địch gọi là Chiến Dịch Nguyễn Huệ-Bắc Việt đã mở ba mặt trận cùng một lúc: Quảng Trị ở Quân Khu I, Kontum ở Quân Khu II, và Bình Long ở Quân Khu III.

Lúc bấy giờ Tổng Thống Thiệu và Bộ Tổng Tham Mưu/QLVNCH cho rằng Quân Khu I là mục tiêu chính của cuộc tổng công kích của Quân Ðội Bắc Việt nên đã gởi Sư Ðoàn Nhảy Dù và Sư Ðoàn TQLC ra tăng cường cho Quân Khu I và tái chiếm Quảng Trị, vì thế cho nên không còn đơn vị Tổng Trừ Bị nào đáng kể để bảo vệ thủ đô miền Nam Việt Nam.

Về khía cạnh đó, trận đánh An Lộc có thể so sánh với trận đánh Verdun bên Pháp trong Ðệ I Thế Chiến và trận Leningrad bên Nga trong Ðệ II Thế Chiến, vì sự thất thủ An Lộc có thể đưa đến sự sụp đổ miền Nam Việt Nam năm 1972, cũng như sự thất thủ thành phố Verdun có thể đưa đến sự sụp đổ của Pháp Quốc trong kỳ Ðệ I Thế Chiến và sự thất thủ của Leningrad có thể đưa đến sự sụp đổ của Nga Xô trong kỳ Ðệ II Thế Chiến.

- VQHN: Người Việt Nam quen với trận An Lộc qua khẩu hiệu “Bình Long Anh Dũng.” Nếu người Mỹ ít quen thuộc với trận An Lộc, sao Trung Tướng không gọi trận này là “Hell in Bình Long” cho quen?

- Trung Tướng Lâm Quang Thi: Người Mỹ quen với chữ An Lộc hơn là chữ Bình Long. Một trong hai quyển sách về trận đánh này có tựa The Battle of An Loc... Vả lại Bình Long là tên của tỉnh, còn An Lộc là thủ phủ của tỉnh Bình Long, và quyển sách này mô tả trận đánh tại thủ phủ An Lộc.

- VQHN: Ông viết “Hell in An Loc” cho độc giả đọc tiếng Anh, vậy ông muốn họ rút ra kết luận gì sau khi đọc cuốn sách này?

- Trung Tướng Lâm Quang Thi: Thiết tưởng cũng nên nhắc lại rằng trận đánh An Lộc là trận đánh lớn nhất trong cuộc Chiến Tranh Việt Nam và cuộc Chiến Tranh Ðông Dương trước đó, kể cả các cuộc công hãm Ðiện Biên Phủ và Khe Sanh. Tuy nhiên, cơ quan truyền thông Hoa Kỳ - phần lớn thiên tả và phản chiến - đã không đề cập đến trận đánh này và một vài tài liệu nói về An Lộc thì lại cố tình bóp méo sự thật bằng cách đề cao vai trò của Không Quân và cố vấn Mỹ và hạ thấp vai trò của QLVNCH.

Vì thế cho nên tôi viết “Hell in An Loc” bằng tiếng Anh để nói lên cho thế giới và người Mỹ biết tinh thần chiên đấu can trường của QLVNCH và để phản bác lại sự bóp méo lịch sử của cơ quan truyền thông Hoa Kỳ.. Quyển sách này cũng được viết ra để cho thế hệ trẻ Việt Nam - phần lớn không thông thạo Việt ngữ - hiểu rõ tinh thần yêu nước vượt bực, ý chí hy sinh và sự quyết tâm của ông cha các cháu trong công cuộc bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ quốc gia.

- VQHN: Trong cuốn “Hell in An Lộc,” ông nhắc tới nhiều tên nhân vật Việt Nam , kể chuyện về họ, gốc gác làm sao, binh nghiệp làm sao. Một số tác giả khác khi viết cho độc giả ngoại quốc thường giới hạn số nhân vật Việt Nam vì sợ độc giả bị lẫn lộn. Ông thì không. Xin ông cho biết tại sao.

- Trung Tướng Lâm Quang Thi: Tôi không thấy đó là vấn đề vì những người đó là những nhân vật chánh. Ngoài ra, trong cuốn sách, tôi có phần Appendix ghi rõ ràng tên các đơn vị trưởng Việt Nam và tên các cố vấn Mỹ liên hệ mà đọc giả Mỹ có thể tham khảo dễ dàng.

Vấn đề của Mỹ là họ không phỏng vấn một người nào tham gia cuộc chiến, chỉ phỏng vấn cố vấn Mỹ, mà cố vấn Mỹ thì tường trình sai lạc vì muốn lên chức. Họ muốn lên chức nên họ tự đề cao vai trò của mình và giảm bớt vai trò của QLVNCH.

Ngay ông James Willbanks khi viết cuốn “The Battle of An Loc” xuất bản năm 2005, ông cũng chỉ phỏng vấn người Mỹ. Ông ấy viết là ông rất tiếc là không phỏng vấn được Tướng Lê Văn Hưng vì ông này năm 1975 tự sát rồi. Nhưng hồi 1973 Tướng Hưng còn sống sao ông Willbanks không phỏng vấn ổng? Ông Willbanks phỏng vấn viên cố vấn trưởng, người này nói là Tướng Hưng bị “paralyzed” (mất tinh thần) khi đối đầu với trận chiến. Nói vậy là nói dóc. Tôi biết Tướng Hưng, ông là một nhân vật quan trọng có công và không hề bị mất tinh thần.

- VQHN: Ðã 37 năm trôi qua, tại sao lại cần quan tâm đến trận An Lộc?

- Trung Tướng Lâm Quang Thi: Làm lịch sử - như các chiến sĩ QLVNCH đã làm tại An Lộc - là một hành động có hồi kết thúc, nhưng viết lịch sử là một tiến trình không bao giờ chấm dứt. Thật vậy, lịch sử nhân loại cần và đã được điều chỉnh, sửa chữa căn cứ vào những khám phá, những sử liệu mới.

Một nhà báo Việt Nam đã nhận định việc một trường đại học Mỹ đã xuất bản tác phẩm “Hell in An Loc” như là một chiến thắng An Lộc thứ hai. Ðiều này cũng đúng vì quyển sách này, chẳng những đã nói lên tinh thần chiến đấu của quân dân miền Nam, mà còn đã đem lại công đạo cho các chiến hữu QLVNCH đã hy sinh để bảo vệ An Lộc.

- VQHN: Ông từng viết hai cuốn sách tiếng Anh có tính chất hồi ký. Một cuốn là “Autopsy: The Death Of South Viet Nam” và một cuốn là “The Twenty-five Year Century: A South Vietnamese General Remembers the Indochina War to the Fall of Saigon.” Cuốn “Hell in An Loc,” ngược lại, là ông viết về trận chiến do người khác chỉ huy. Xin ông cho biết khi chuyển từ viết hồi ký qua viết quân sử, ông thấy những gì khác nhau?

- Trung Tướng Lâm Quang Thi: Anh thấy phần tài liệu tham khảo của tôi, dài tới 4 trang, toàn là những tài liệu quân sử và những cuộc phỏng vấn trực tiếp. Tôi phải bỏ ra 4 năm viết cuốn sách này vì phải phân tích rất nhiều tài liệu lịch sử.

Tài liệu tôi dùng cũng có rất nhiều sách bằng tiếng Việt. Vấn đề của người Mỹ là họ không đọc sách Việt Nam , không biết vì họ không hiểu tiếng Việt Nam , hay họ không muốn mình dịch ra cho họ đọc.

- VQHN: Về phía Cộng Sản, có rất ít sách vở tài liệu về trận Bình Long tức An Lộc. Ông có ý kiến vì sao phía Cộng Sản ít nói về trận này?

- Trung Tướng Lâm Quang Thi: Cộng Sản chỉ nói phét. Cái nào có lợi cho họ, họ nói, cái nào không có lợi, họ không nói. Sách vở của Cộng Sản chỉ là tuyên truyền, là propaganda. Họ bóp méo lịch sử cho khớp với những gì họ muốn. Vì vậy, tôi không sử dụng tài liệu của Cộng Sản. Tôi không cần biết Cộng Sản nói gì. Cộng Sản chỉ nhắc tới trận này một vài lần và trong đó thì giảm thiểu thiệt hại của Cộng Sản và gia tăng thiệt hại của Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng Cộng Sản cũng rất ít nói về trận này, vì họ thua quá.

- VQHN: Nếu có bài học quân sự rút ra từ trận An Lộc, thì bài học đó là gì?

- Trung Tướng Lâm Quang Thi: Trận An Lộc chứng tỏ một cách hùng hồn rằng QLVNCH, nếu được yểm trợ đầy đủ về hỏa lực và tiếp liệu có thể đánh bại các sư đoàn thiện chiến nhất của Bắc Việt được pháo binh và thiết giáp yểm trợ trong một cuộc chiến tranh quy ước.

- VQHN: Cám ơn Trung Tướng đã dành cho Người Việt cuộc phỏng vấn này.

Thứ Hai, tháng 1 11, 2010