Thứ Năm, tháng 8 14, 2008

VIỆT NAM CỘNG HÒA BỊ BỨC TỬ ( LA MORT DU VIETNAM )

PHỤ BẢN HAI


Mấy ngày nay, có nhiều người Pháp từ Miền Nam Việt Nam về đến Pháp. Cho tới giờ nầy thì họ đang còn ở đây. Báo chí truyền thanh truyền hình đã rộng rãi loan tin về họ. Những người Pháp hồi hương nầy có mang theo nhiều tin tức của quốc gia mà họ vừa được cho rời khỏi không lâu. Và thực sự đây là những tin tức duy nhất mà chỉ có họ mới có thể có được, vì chánh quyền mới tại Sài Gòn không cho phép bất cứ ai gởi bất cứ tin tức nào ra ngoài.

Và đây là một vài tin tức lượm lặt được từ những người Pháp vừa rời Sài Gòn ngày 15/8/1975 . Những tin tức nầy bổ túc và xác nhận những gì đã được một số báo chí ở đây đăng tải:


1. ĐỨC GIÁM MỤC SEITZ Bị TRỤC XUẤT


Đức Giám Mục Seitz, cai quản Giáo Khu KonTum cùng với 6 Linh Mục truyền giáo và 3 bà nữ tu sĩ thuộc giáo khu đều bị trục xuất.

Giáo khu Kon Tum nằm trong một vùng thuộc Cao Nguyên Trung Phần, dân chúng vùng nầy được gọi là "người thượng" thuộc dân tộc thiểu số, cho đến sau 1954 mới có thêm người kinh di cư từ Miền Bắc và miền thượng du Bắc Việt vào định cư.

Vùng Cao Nguyên nầy là nơi đã xảy ra nhiều trận đánh lớn trong những năm qua. Sau cuộc tấn công qui mô mùa xuân năm 1972, chỉ còn những thành phố và các trục lộ nối liền các thành phố nầy là vẫn nằm trong vòng kiểm soát của chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa. Vùng phía bắc tỉnh KonTum và các khu rừng trong vùng Cao Nguyên đều bị Việt Cộng kiểm soát.

Phần giáo sĩ thì có hơn 20 linh mục người Pháp, khoản 40 giáo sĩ ViệtNam, và một số nữ tu sĩ trong đó có khoản 80 "bà sơ" người thượng làm việc rất đắc lực trong giáo khu nầy. Đức Ông Seitz đã đặt biệt dồn hết nỗ lựcvào công tác phát triển cho dân chúng người thượng vì đã từ bao nhiêu lâu họ gần như bị bỏ quên trong cuộc sống hằng ngày, thường không được người Kinh coi trọng.

Việc rao giảng Phúc Âm được coi như nhiệm vụ hàng đầu. Lần lần các cha người Việt chấp nhận một cuộc sống du mục bên cạnh dân chúng người thượng. Nhiều giáo đường do người Việt Nam dựng lên rất là sống động trên toàn giáo khu nầy.

Vài ngày sau cuộc tổng tấn công của Bắc Việt 10/3/1975, theo lệnh của Tổng Thống Thiệu, lực lượng của chánh phủ VNCH rút hết ra khỏi vùng Cao Nguyên, trong đó có hai tỉnh KonTum và Pleiku của giáo khu. Sau đó đã có một sự di tản ồ ạt của gần hết dân chúng vùng Cao Nguên (người Việt) cốt sao chạy cho khỏi bọn xăm lăng cộng sản.

Ngày 25/3/75, khi hay tin có hai người bác sĩ (một người Mỹ và một người Tân Tây Lan) phục vụ tại bệnh viện Kontum, bị cộng sản bắt dẫn đi, Đức Ông Seitz liền chỉ định và đưa vị trợ giám mục lên thay thế Ngài. Ông đã xử dụng quyền hạn mà Tòa Thánh La Mã đã cho phép từ lâu đối với các giáo khu nào đang gặp khó khăn đe dọa.

Vào đầu tháng 7/75 thì Đức Ông và các linh mục người Pháp bị quản thúc tại Tòa Giám Mục. Chánh quyền mới lên, nói đúng hơn là các "bộ đội" từ Miền Bắc vào, phổ biến những tuyên ngôn và luật lệ cũ từ thời Hồ Chí Minh, xác nhận sự tự do hành đạo.

Thật ra ở Pháp bây giờ chúng ta đã nghe biết là trong một số tỉnh nhất là tỉnh Kontum, các linh mục người Việt Nam đã gặp rất nhiều khó khăn khi họ muốn được trở về giáo đường của mình, hay để quản trị các giáo đường: các ban quân quản địa phương không cấp phép cho họ được đi từ làng nầy qua làng khác một cách dễ dàng. Lý do nêu ra là tình hình an ninh các trục giao thông chưa được tái lập đúng mức.

Đức Ông Seitz và các hàng giáo sĩ của Ngài, từ lâu đã thấy trước sau gì quân đội Miền Bắc cũng chiếm tỉnh KonTum, nên lúc nào cũng sẳn sàng chấp nhận sự kiện nầy và hậu quả của nó, miễn là còn giữ được sự sinh hoạt của hội Thánh trong giáo khu của Ngài. Theo dư luận chung của Tòa Giám Mục và của phần đông các linh mục, thì chỉ cần tránh đừng để có thái độ từ khước, hay chống đối, mà phải giả bộ ngu ngơ đối với chánh quyền dân sự mới (trên thật tế vẫn còn là "quân sự"), và theo những hướng dẫn của Giáo Hội La Mã, như vậy sẽ có khả năng để các giáo đường tham gia vào nỗ lực chung của quốc gia, nhằm nâng cao đời sống, tiến bộ của xã hội, trình độ giáo dục v.v... trong phạm vi căn bản của tín ngưỡng.

Do vậy mà sau đó Đức Ông và vị Trợ Giám Mục của Ngài đã thử liên lạc với Ban Quân Quản để xin được gặp chánh quyền hiện tại. Một thời gian sau đó thì hai vị được họ gọi đến ủy ban.

Với gương mặt lạnh như đồng, chủ tịch ủy ban tiếp hai người, và vừa vào đề đã "chơi" ngay:

- "Các ông đã viết cho chúng tôi những điều không thể nào chấp nhận được, khi các ông nói "hợp tác" với chúng tôi. Các ông nói "hợp tác" có nghĩa là các ông tự cho các ông là những người ngang hàng với chúng tôi. Đâu có được! không thể chấp nhận được ! Ở đây chúng tôi là "xếp", các ông cũng như những người khác, các ông chỉ có tuân theo lệnh mà thôi."

Và mọi việc đến đây coi như chấm dứt. Hai vị Giám Mục nghĩ rằng mình chưa làm hết sức mình để hội nhập với tình hình mới. Để biết phải làm gì với tình hình nầy, ý nghĩa của tình hình nầy cả hai bên đều không bên nào nhận xét giống bên nào. Và hai Ngài bàn thảo với các linh mục tiếp tục nỗ lực tìm mọi cách để được "nói chuyện lại" với ủy ban.[tác giả chua thêm trong dấu ngoặc: ở đây tôi muốn dùng danh từ "nói đi nói lại" (rengaine), "lặp đi lặp lại", mà Giáo Hội phương Tây của chúng ta thường xử dụng. Nhưng ở Việt Nam thì không phải chỉ có "ăn nói ba hoa" là đủ, mà phải bằng mọi cách, làm hết sức mình để cho các nhà thờ không bị lu mờ, giữ được sự có mặt thường xuyên của Giáo Hội trong sinh hoạt dân chúng hằng ngày.)

Sau khi suy tính rất chính chắn, hai vị Giám Mục quyết định xin được hội kiến với vị tỉnh trưởng, để trình lên một câu hỏi chính xác và khẩn cấp: đó là vấn đề bệnh viện KonTum. Trước kia bệnh viện được Giáo Khu trách nhiệm coi sóc, mà giờ thì coi như vô tổ chức và không có thuốc men trị liệu. Sau khi hai vị bác sĩ bị bắt đưa đi nơi khác rồi thì các nữ tu sĩ người thượng đã cố gắng hết sức mình đãm trách đủ mọi việc kể cả giải phẩu, và đã thành công. Cũng như tại bệnh viện cùi ở Tuy Hòa, mọi y vụ tại bệnh viện Kon Tum đều do các nữ tu sĩ điều hành. Sau đó một bác sĩ Việt Nam từ Hànội được đưa tới nhận nhiệm vụ, nhưng ai cũng thấy ngay là ông không có một chút khả năng nào hay một kinh nghiệm nào về y khoa cả.(và đó không phải trường hợp duy nhất thấy được ở Miền Nam Việt Nam hiện nay).

Qua bao nhiêu ngày chờ đợi, sáng ngày chúa nhật 10/8/75 hai vị Giám Mục nhận được giấy trả lời: buổi gặp gở được ấn định vào 13 giờ cùng ngày, chúa nhật 10/8/75 . Hai vị trả lời lại là không thể đến kịp vào 13 giờ như đã ấn định vì lý do bất khả kháng, nhưng hai vị xin được đến từ 15 giờ trở lên vì không còn thời gian để trì hoản buổi tiếp xúc được nữa. Người ta cho biết ngay trong buổi sáng hôm đó là buổi hẹn được dời lại ngày hôm sau, 11/8/75 .

Chánh quyền tiếp hai vị Giám Mục rất nồng hậu, luôn luôn tươi cười..với tất cả những gì gọi là lễ phép của người Việt Nam khi họ tiếp khách, nhất là khách quý, trà nước đủ lễ.....Rồi sau đó họ đi vào vấn đề mà hai vị Giám Mục muốn nêu lên. Câu trả lời của họ là: "Rất tốt, chúng tôi sẽ nghiên cứu kỹ vấn đề." Các ủy viên chánh trị (chủ tịch ủy ban hành chánh tỉnh và hai người nữa, nếu nhớ không lầm) hỏi hai vị Giám Mục còn vấn đề nào cần nêu lên nữa hay không. Hai Ngài cũng có nêu lên vài vấn đề (các tu sĩ đi lại khó khăn, kể cả các linh mục Việt Nam cũng vậy v.v...) Cũng lại một câu trả lời tương tự: chờ nghiên cứu. Sau đó ủy ban hỏi thêm hai Ngài có ý định tổ chức lễ "Thánh Mẫu Thăng Thiên" vào ngày 15/8 hay không ? Hai Ngài trả lời là vào mùa mưa như vầy không cho phép tổ chức gì hơn được, các nhà thờ chỉ tổ chức trong phạm vi họ đạo của mình mà thôi, vì đã có lệ như vậy hằng năm vào mùa mưa như vầy rồi.

Một câu hỏi khác được ông chủ tịch ủy ban nêu lên: "Các vị có nghĩ là chúng ta có nên có một buổi họp chung giữa các giáo sĩ và các nữ tu sĩ với chúng tôi để cùng nhau ta xem xét mọi vấn đề hay không?". Hai Ngài thấy không còn gì bằng nên vui vẻ chấp nhận đề nghị nầy ngay. Chiều tối hôm thứ hai đó người ta cho hay là buổi họp mặt sẽ diễn ra ngày mai thứ ba 12 tháng 8, chia ra làm 3 nhóm: các linh mục Việt Nam , các nữ tu sĩ Việt Nam kinh và thượng, các linh mục và các nữ tu sĩ ngoại quốc (có nghĩa là Pháp). Giờ họp: 8 giờ, ngày 12/8/75 .

Từ 6.30 sáng ngày 12 tháng 8, có xe lại đón Đức Ông Seitz và cả 6 vị linh mục Pháp đến phòng họp. Các linh mục cho biết là còn quá sớm để đi hội, các linh mục còn phải làm lễ buổi sáng xong mới đi được. Ngay sau khi làm lễ xong họ lên xe.

Vừa bước lên xe, Đức Ông Seitz nhận thấy có hai anh bộ đội cầm súng ngồi phía sau xe. Ngài tự nhũ thầm: " Xong rồi !". Đã từ lâu tất cả đều biết là việc nầy sẽ xảy ra trong một ngày nào đó mà thôi.

Chiếc xe không đi đúng con đường dẫn đến nơi đã được quy định cho buổi họp, mà lại đưa các linh mục đến một đồn quân sự cũ cách KonTum 12 cây số trên con đường đi PleiKu.Trong thời gian chờ đợi hơi lâu, họ cho dọn bữa ăn sáng cho các linh mục, sau đó một người có trách nhiệm bước ra kêu tên điểm danh từ linh mục một, và trao cho mỗi người một "lệnh trục xuất" viết tay, thi hành ngay trong vòng 74 tiếng đồng hồ ! Người ta ghi rõ là tất cả đều được đưa ngay tới phi cảng Sài Gòn. Các linh mục yêu cầu được về nhà thờ để lấy một ít vật dụng cá nhơn mang theo. Người ta từ chối ngay nhưng cho phép mỗi linh mục được ghi trên một mảnh giấy danh sách các món cần lấy và cần mang theo.

Vào khoản 11 giờ thì được lệnh khởi hành. Ba nữ tu sĩ Pháp (Saint Vincent de Paul) và hai vị bác sĩ bị bắt đi hôm trước (đã có nói ở trên) được đưa tới để cùng đi. Tất cả được chia ra đi làm 2 xe, chiếc xe sau là xe nhỏ dành cho các nữ tu sĩ, 2 bác sĩ và vài vị linh mục. (xin ghi nhận ở đây là 2 bác sĩ nói trên bị bắt đưa đi một trại tù lao động khổ sai cho đến nay, cách KonTum 3o cây số, chớ không phải được đưa đi một bệnh viện lớn quan trọng hơn bệnh viện KonTum như tôi đã thật thà nghĩ như vậy, khi vào cuối tháng 5/75 ở Sài Gòn tôi nghe tin họ bị đưa đi khỏi bệnh viện Kontum. -Lời chua thêm của tác giả-)

Cuộc hành trình từ KonTum đến Sài Gòn kéo dài trong 3 ngày (1100 cây số). Những trạm nghỉ trên đoạn đường dài nầy đã được dự trù và tổ chức trước cả rồi. Đêm đầu tiên các giáo sĩ được đưa vào nghỉ trong ty cảnh sát tỉnh Bình Định, đêm thứ hai tại văn phòng của tỉnh Ba Ngòi (Camranh). Việc ăn uống và chỗ nghỉ ngơi tuy bình thường nhưng cũng được đầy đủ.

Trên đường di chuyển, các Linh mục không thể nào làm lễ được. Tất cả đều được người ta bố trí để không cho dân chúng biết hay để ý gì đến chuyến đi nầy. Có một lần, lợi dụng lúc xe ngừng nghỉ Đức Ông Seitz bước xuống xe và lững thững đi dạo dọc theo trục lộ, vừa đi vừa lần chuỗi vừa đọc kinh, rất tự nhiên. Trưởng đoàn xe lật đật chạy lại và mời Ngài lên xe.

- "Như vậy tôi là tù hay sao?" Ngài hỏi lại ngay.

- "Mời Ngài lên xe cho, xin Ngài hiểu giùm tình cảnh của tôi." trưởng đoàn xe trả lời.... .

Đến chiều ngày thứ ba 14/8/1975 thì tới Sài Gòn, đoàn xe ngừng tại khách sạn Caravelle, khách sạn lớn nhất thành phố. Tất cả được đưa lên lầu một và bị cấm không được xuống tầng trệt và cấm gọi điện thoại. Ngoài hành lang thì có bộ đội đứng gát thường trực. Nhưng cũng phải nhìn nhận là trước đó, cũng như trên đường di chuyển hay lúc ở Sài Gòn, không thấy có một hành động vũ lực nào đối với các linh mục và các nữ tu sĩ, những người bị trục xuất.

Vào lúc 9 giờ tối, người ta phát cho các tu sĩ mỗi người một "đơn xin xuất cảnh", một mẫu đơn quây "ronéo" mà mọi người đều phải điền vào để xin chiếu khán xuất cảnh. Tất cả đều từ chối không chịu ký vào đơn nầy. Cãi qua cãi lại thật sôi nổi, cuối cùng Đức Ông Seitz tuyên bố sẳn sàng ký vào một bản văn "chấp nhận lệnh trục xuất khỏi Việt Nam", ngoài ra còn đòi hỏi phải được liên lạc với đại diện tòa đại sứ hay lãnh sự quán Pháp, với giòng truyền giáo địa phương và với Tòa Khâm Sứ Vatican. Người ta chỉ hứa xem lại chớ không trả lời dứt khoát.

Ngày hôm sau, 15/8/75 , vào lúc 8 giờ sáng, người ta chấp thuận cho tùy ý sửa chửa bản văn đề nghị hôm qua. Và như thế là các linh mục ký tên vào bản văn do Đức Giám Mục Seitz đề nghị "đồng ý chấp nhận quyết định trục xuất" họ ra khỏi Việt Nam. Và họ tiếp tục đề nghị cho phép liên lạc với một đại diện của nước Pháp, với giòng truyền giáo địa phương, hay tòa Khâm Sứ, thì được hứa là sẽ cho gặp trước giờ khởi hành.

Vào lúc 10 giờ 30, trong lúc đang dùng cơm trưa tại khách sạn Caravelle thì vị Lãnh Sự Pháp không hiểu được thông báo bằng cách nào, điện thoại được cho Đức Giám Mục Seitz để bảo đãm với Ngài là một đại diện của nước Pháp sẽ có mặt tại phi trường trước giờ bay.

Vào khoản 12 giờ trưa đoàn xe chở tất cả ra phi trường. Vị Phó Lãnh Sự Pháp và 2 Linh Mục thuộc giòng truyền giáo đã có mặt để chào tiển những người ra đi. Người ta đợi đến phút chót trước khi phi cơ cất cánh mới đưa các linh mục và các nữ tu sĩ lên chiếc Caravelle của Hàng Không Lào, hàng không duy nhất trong hiện tại đãm trách chuyên chở những người ngoại quốc rời khỏi Việt Nam . Đứng dưới chân cầu thang bắt lên cửa phi cơ, anh bộ đội Bắc Việt có trách nhiệm đưa các tu sĩ từ KonTum đến Sài Gòn, mặt mày sáng rỡ, tươi cười rất cởi mở đưa tay vui vẻ vẫy chào tiễn từng người hành khách lên phi cơ...dĩ nhiên chỉ nhằm mục đích để cho đồng bọn và những người làm tin của họ chụp ảnh !

Chúng ta thử đoán xem coi vì những lý do nào mà có những trường hợp trục xuất như thế.

Sự việc đã hiển nhiên như vậy rồi thì những người ngoại quốc còn lại ở Việt Nam phải dự trù trước là có một ngày nào đó họ cũng sẽ bị tống xuất ra khỏi Việt Nam, đây chỉ là vấn đề thời gian mà thôi, có thể vào tháng nào hay năm nào đó không chừng. Các linh mục người Pháp cuối cùng đã rời khỏi Miền Bắc Việt Nam vào năm 1960, nghĩa là 6 năm sau khi chánh phủ cộng sản vào Hànội, nhưng tại sao chỉ mới chiếm xong Miền Nam có 4 tháng mà các linh mục và tu sĩ ở KonTum lại bị cộng sản trục xuất ? Các linh mục bị trục xuất đưa ra hai lý do:

1)- Họ là những nhân chứng quá trở ngại cho cộng sản: Mặc dầu bị quản thúc trong Tòa Giám Mục, họ cũng có được rất nhiều tin tức. Vì họ hoàn toàn sống hòa đồng với dân chúng, được dân chúng tin yêu, nhất là trẻ em, nên họ biết rõ một cách không khó khăn gì về đời sống của mọi người trong khắp vùng Cao Nguyên nầy dần dà bị thay đổi như thế nào từ sau ngày Miền Nam Việt Nam bị Bắc Việt cưỡng chiếm.

2)- Họ không thể nào hội nhập được với thể chế mới, một thể chế của những người cộng sản vô thần.

3)-người ta cũng có thể thêm vào 2 lý do trên một sự kiện nữa: đó là vì các linh mục là những người đã đặc biệt giúp đở tận tình "đồng bào thượng", họ sẽ là nơi nương tựa che chở cuối cùng của những người thuộc dân tộc thiểu số nầy trước một mưu toan diệt chủng mà bọn cộng sản Việt Nam có thể đang dụng ý cho tiến hành. Những tin tức sau cùng từ những người dân "thượng" hình như có ám chỉ là chánh quyền cộng sản có ý đồ muốn tiêu diệt hết các dân tộc thiểu số Miền Cao Nguyên.


2. MỘT VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH HIỆN TẠI Ở MIỀN NAM VIỆT NAM

Tin tức đến được trong những ngày gần đây đã cho thấy là đã có một sự cách ly từ từ ở khắp mọi nơi. Tại các tỉnh thì đã có cái mà người ta gọi là "ngăn sông cấm chợ". Tại Sài Gòn thì dĩ nhiên sự việc tiến hành có chậm hơn.

Ở các tỉnh khi muốn đi ra khỏi nơi cư ngụ đến làng khác hay đến quận tỉnh thì phải xin giấy phép. Các giấy phép nầy đôi khi phải xin lâu mới có được, vì phải có thời gian để nghiên cứu và điều tra nếu cần.(tại Sài Gòn vào cuối tháng 5/75 cũng y như vậy cho các trường hợp xin thay đổi chỗ ở)

Có những trại tù lao động được thành lập để chánh quyền đưa những người bị tình nghi là có tư tưởng hay hành động chống đối chế độ mới. Lao động bắt buộc 11 giờ một ngày, cơm thì chỉ cho ăn vừa đủ để sống mà thôi. Trong vùng Kontum, hệ thống nhà tù lao động được tổ chức cho mỗi khu vực hành chánh. Đức Giám Mục Seitz đã từng nói gần đây: "Dư luận quốc tế có lúc đã báo động về các trại tù chánh trị của V NCH , mà không một ai chứng minh được là đúng hay sai. Nhưng bây giờ người ta mới nhận thức được rõ ràng là ở Miền Nam Việt Nam đang hình thành một quần đão Goulag, đúng là một quần đão Goulag Việt Nam ".

Về việc nầy thì báo chí Tây Phương đều im lặng không nói lên được một câu nào. (Tôi ước mong rằng những vị nữ tu sĩ như bà Francoise Vandermeersh và dĩ nhiên vài bà khác nữa, hảy lên tiếng xem sao, dù là chỉ bằng một phần tối thiểu của những nỗ lực mà cách đây hai năm mấy bà đã tốn hao công sức để chê trách nhà tù của Việt Nam Cộng Hòa. Hảy nói lên đi ! nói lên đi, để cho thế giới thấy được những gì đã xảy ra sau những bức tường thép đã che kín nước Việt Nam , cách ly nước Việt Nam với thế giới bên ngoài ! Dưới chế độ chánh trị mới nầy, đâu có phải chuyện dễ làm khi mấy bà muốn xin được một chiếu khán nhập cảnh ? dù chỉ trong thời hạn một tháng thôi, đừng nói chi đến chuyện muốn đi khắp nơi tùy ý mình, đi thăm viếng một số trại tù hoặc đi thăm gia đình của những người tù nhân chánh trị, một chuyện không có gì là khó khăn cả dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa, một chuyện rất dễ dàng mà mấy bà đã lạm dụng quá trớn và đầy ác ý mấy năm trước đây!)

Đồng bào miền thượng trong vùng KonTum mấy năm trước đây đã lần lần định cư được trong những khu vực ổn định và trù phú hơn trước, thì nay họ bị bắt buộc phải "hồi cư", bị đưa về nguyên quán. Dĩ nhiên các linh mục hay tu sĩ nào lo cho đời sống và cho sự phát triển của họ đều không thể đi theo họ được. Được biết là từ 1/5/75 cho đến nay đã có 40% số tử vong trong số đồng bào nầy. Con số tử vong nầy có hơi cao, do có sự thay đổi đột ngột về thời tiết (từ những vùng có cao độ 150 thước đến vùng có cao độ 800 hay 900 thước), do phải trở về những vùng không được sạch sẻ, do thiếu thuốc men và không có được giúp đở gì về y tế, do thiếu dinh dưỡng hoặc không có gì để ăn vì họ chưa có trồng trọt được gì hay vì không tìm được thức ăn trong rừng, nơi mà họ đang bị bắt buộc phải về sống rãi rác trong đó. Rõ ràng đây là một hành động có tính cách diệt chủng đang được người ta cho tiến hành.

Tình hình mỗi tỉnh mỗi khác tùy theo người chỉ huy ở địa phương. Riêng tại KonTum, nói về chủng viện, thì Đức Giám Mục và vị Trợ Giám Mục của Ngài đã dựa theo tuyên ngôn của Hồ chí Minh, nói rằng tất cả trường học đều được quốc hữu hóa, nhưng những trường đào tạo tu sĩ của tôn giáo nào thì tôn giáo đó vẫn còn chịu trách nhiệm, nên hai Ngài quyết định cho mở lại chủng viện gọi là "trường dạy môn thần học". Trong số 50 chủng sinh trình diện tại Kontum để sẽ vào học lại ở chủng viện Dalat, Đànẵng hay Hué. 30 người bị chánh quyền bắt trở về làng của họ để điền cho xong các giấy tờ hành chánh cần thiết, nên chỉ còn lại 20 chủng sinh mà thôi. Do vậy mà không có ai bảo được là chế độ cộng sản đóng cửa các chủng viện.

Tại Sài Gòn, những người ngoại quốc muốn xin đi ra ngoài thì thủ tục càng ngày càng thêm nhiêu khê. Hành lý mang theo trên phi cơ (20 Kílô) bị khám xét từ món tuy là phải khai báo trước ba ngày. Một giáo sư cho tôi biết là cho đến các mảnh giấy viết tay ghi "nốt" của ông cũng đều bị xét xem kỹ, từng chữ một, từ mảnh giấy một. Giáo sư và vợ ông ta trên nguyên tắc được 40 kílô hành lý (20 Kg x 2), ít nhất trên thế giới văn minh nầy ở đâu cũng vậy, nhưng ở Sài Gòn thì phải có riêng mỗi người 20 kí không được tính chung (như 17 + 23 là không được.). Có nhiều món bị tịch thu hay trưng dụng, kể cả xe ô tô mà sở hữu chủ là những người sắp ra đi. Nhưng cũng có một vài trường hợp mà người ta cho phép được gởi theo sau đó, bằng tàu thủy, có Trời mà biết được sẽ được gởi đi và đến lúc nào, vì cho tới giờ nầy chưa có một dấu hiệu nào cho thấy sẽ có một sự chuyên chở hàng hóa bằng đường biển đến các nước không cộng sản.

Tại Sài Gòn, xe phóng thanh chạy khắp các đường phố, đọc khẩu hiệu tuyên truyền ầm ỉ, thỉnh thoảng xen vào các bài hát nặc mùi đấu tranh hay gây căm thù, như là: "giết chết bọn Mỹ, giết hết kẻ thù của cộng sản, bất kể già trẻ bé lớn...."

Dân chúng dĩ nhiên bị bắt buộc phải đi dự các buổi nói chuyện được tổ chức cho từng loại, từng thành phần, không đi không được, thời gian đôi lúc kéo dài nhiều giờ mỗi ngày. Tại một vài thành phố, người ta nghe hét lên suốt ngày những bài diễn văn tào lao không đâu ra đâu, nặc mùi lý thuyết không thực tế. Tôi nghĩ rằng những người Tây Phương nào còn kẹt lại Việt Nam đến giờ nầy chắc sẽ phải kiên nhẫn lắm mới chịu đựng nổi không khí ồn ào vô bổ nầy.

Tất cả những điều sau đây sẽ bổ túc cho nhận xét đúng đắng về thực trạng:

Guồng máy kềm kẹp của cộng sản càng ngày càng siết chặt, dân chúng Miền Nam Việt Nam đang sống trong một không khí nặng nề gần như nghẹt thở.

Đây là một vài tin tức chính xác ghi nhận được đến giờ nầy:

Sự kiện quân đội Bắc Việt xăm chiếm Miền Nam Việt Nam, áp đặt cho dân chúng một tà thuyết cộng sản ngoại lai, nhìn bề ngoài thì không thấy có gì gọi là chướng ngại, là chống đối rõ rệt, nhưng do Bắc Việt đã bố trí quá nhiều trò xão quyệt nhằm mục đích tối hậu là siết cổ người dân trong tương lai, khôn mà không ngoan, nên đã tạo ra một không khí nghi kỵ, sợ sệt ngay từ giờ phút đầu trong dân chúng, giờ phút mà cộng sản tự cho là "giờ phút đồng bào Miền Nam được họ giải phóng".

Tại Sài Gòn, người nào đã ít nhiều có làm việc cho Mỹ, dù là trong một cơ hội nào đó thôi đều bị đuổi ra khỏi nhà, (không cần biết gia đình họ sẽ sống ra sao và ở đâu), dĩ nhiên nhà của họ bị tịch thu tức khắc, đương nhiên trở thành "tài sản của nhân dân".

Rất nhiều người đem bày bán ngoài lề đường phố những gì họ có thể bán đựợc để có ít tiền sanh sống qua ngày, trong tình thế bắt buộc phải tìm "bát cơm cứu đói cho gia đình" mà phải bán đổ bán tháo, những món hàng "thượng vàng hạ cám" nầy qua tay vài người rồi cũng theo xe bộ đội ra hết Miền Bắc Việt.

Biểu tình trong ba ngày liền "đòi cho biết tin tức chồng con": Những bà vợ có chồng bị đưa đi gọi là "học tập cải tạo" trong vòng 10 ngày như thông cáo chánh thức đã ấn định, nay đã trên hai tháng rồi mà không có tin tức gì của chồng con, không biết đi học tập ở đâu, sống hay chết v..v..có nơi lại có thông cáo cho biết là họ đã chết, không nói rõ chi tiết....do đó họ biểu tình ngồi lỳ tại tòa thị chính Sài Gòn, dĩ nhiên là không có kết quả gì.

Có sự kiện trái ngược là những người công giáo lại có đức tin mạnh mẽ hơn trước. Chúng tôi đi vào một nhà nguyện mới trong một khu mộ. Một người phát biểu: "Tôi thấy có nhiều nghị lực hơn nữa cho đức tin của chúng ta."


HỠI TẤT CẢ NHỮNG BẠN ĐỌC THÂN YÊU,


Các bạn nào đã từng có đóng góp giúp đở cho Nhà Thờ ở Việt Nam , và vẫn còn tiếp tục cầu nguyện cho những người bạn Việt Nam của chúng ta, các bạn sẽ còn rất lưu tâm đến những tin tức nói trên. Trong những tuần lễ gần đây báo chí đây đó đã bắt đầu loan nhiều tin tức chính xác không bị bóp méo nữa, sau bao nhiêu năm cung cấp cho người Pháp chúng ta một cái nhìn hoàn toàn sai lạc về những gì đã xảy ra tại Việt Nam (không hiểu có nguyên nhân bí mật nào ?).

Những tin tức vụn vặt vừa nêu trên rất đáng được tin cậy vì lẽ xuất phát từ chính những công dân Pháp vừa mới hồi hương, từ nước Việt Nam về đây....

Chúng ta hq4y tiếp tục CẦU NGUYỆN, VÀ CẦU NGUYỆN NHIỀU HƠN NỮA ! Chúng ta hãy nhớ tới những NGƯỜI TỴ NẠN VIỆT NAM TẠI NƯỚC PHÁP!

Xin cám ơn Chúa đã cho con cơ hội giúp đỡ được một số người tỵ nạn Việt Nam. Sau cùng, sự thận trọng bắt buộc tôi không nên phổ biến thêm nhiều tin tức khác nữa.

Paris , ngày 25 tháng 8 năm 1975.
VANUXEM

Không có nhận xét nào: