Thứ Năm, tháng 8 14, 2008

VIỆT NAM CỘNG HÒA BỊ BỨC TỬ ( LA MORT DU VIETNAM )

CHƯƠNG MƯỜI HAI

Get this widget | Track details | eSnips Social DNA


TIN GIỜ CHÓT

Vào tháng 9/1975, sáu tháng sau khi quân Bắc Việt chiếm Sài Gòn, thì có vài trăm người Pháp được rời khỏi Việt Nam, do có sự vận động can thiệp của chánh phủ Pháp. Một chiếc phi cơ Caravelle của hảng hàng không UTA làm con thoi chở họ đi từ Tân sơn Nhứt đến Bangkok , nhưng lúc nào phi cơ nầy cũng còn quá nhiều chỗ trống. Mỗi chuyến bay chỉ có khoản 15 người Pháp được phép lên phi cơ mà thôi, còn thì hành khách là những người Ấn, Mã Lai hay là Tàu. Phải có nhiều cuộc vận động và những lời khai báo thật tỉ mỉ trước, bắt buộc phải có trong vòng 18 tiếng đồng hồ trước khi phi cơ cất cánh, bấy nhiêu đó thôi cũng đủ để giới hạn số hành khách mà giấy phép xuất cảnh đã có sẳn.

Dĩ nhiên phải chứng minh là không có thiếu thuế trong vòng 3 năm (!), phải ký giấy xác nhận nợ, vì còn chưa trả lương cho công nhân hay người giúp việc cho mình, dù lý do không thể trả được là vì ngân hàng bị chánh quyền đóng cửa.

Các chuyến bay con thoi giữa Sài Gòn và Bangkok sau đó bị đình chỉ.

Tòa Đại Sứ Pháp vẫn chưa có người nào chánh thức là thực nhiệm, và người xử lý thường vụ được chỉ định từ nhiệm sở Hànội, vẫn chưa được phép của chánh phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cho vào Sài Gòn.

Tòa Đại Sứ Pháp cấp cho mỗi người Pháp còn kẹt tại Sài Gòn, coi như ứng trước để mà sống, mỗi ngày 10.000 đồng. Người ta sẽ thấy là số tiền nầy thật là quá ít ỏi, khi người ta biết được vật giá ở đây tiếp tục leo thang vùn vụt như thế nào, một hộp sửa giá 7.000 đồng, một lít xăng từ 16.000 đến 18.000 đồng... Các loại dược phẩm đã bắt đầu thiếu hụt mặc dầu đã có một vài kiện thuốc được gởi đến từ Bangkok, và bệnh viện Grall đầy ấp bệnh nhân, nhưng toàn là bộ đội Miền Bắc.

Vẫn chỉ có một tờ báo duy nhất tại Sài Gòn, tờ "Sài Gòn Giải Phóng". cơ quan tuyên truyền chánh thức của Chánh Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam .

Chánh Phủ Cách Mạng Lâm Thời (GRP) dường như vẫn cứ ở vị trí "lâm thời", không có một tổ chức chánh trị hay hành chánh nào được coi là một thực thể hành pháp tại Miền Nam Việt Nam . Không có gì được coi là đã giải quyết dứt khoát giữa Miền Nam và Miền Bắc, có nhóm thì chủ trương thống nhất ngay càng nhanh càng tốt, có nhóm thì chủ trương hai chánh phủ ở hai Miền và thống nhất vào một thời điểm thuận lợi khác, và ngay trong Chánh Phủ Lâm Thời vẫn chưa hết các va chạm và bất đồng chánh kiến.

Các hoạt động kinh tế bị đình trệ. Các xí nghiệp hãng xưởng thì không có nguyên liệu nên ngưng hoạt động. Tuy nhiên thợ thầy và công nhân đều phải có mặt hằng ngày, và các chủ hãng xưởng đều bị coi như phải chịu trách nhiệm về việc không trả lương bổng cho họ, mà lý do là vì không có khả năng đào ở đâu cho ra được tiền.

Đời sống hằng ngày của mọi người trở nên hết sức khó khăn, do đó phát sanh ra quá nhiều hành động trộm cướp, bất chấp những sự trừng phạt hết sức độc ác làm cho những người chứng kiến phải nhắm mắt ghê rợn. Người ta hành quyết thủ phạm ngay tức khắc và ngay tại phạm trường.

Công tác kiểm soát được tiến hành thật gắt gao và chặt chẻ, tất cả dân chúng đều bị ghép thành từng tổ một, từ gia đình đến khóm, phường, ấp, xả. Họ chỉ phát biểu theo lệnh, theo người hướng dẫn, hoặc theo biểu ngữ về giáo điều và kinh tế mác xít.

Các sinh viên và giáo sư đều phải đi ra đồng, và người ta còn cho biết trường hợp của một vị bác sĩ giải phẩu có tiếng tăm bị bắt đi đào kinh dẫn thủy nhập điền, để biết được giá trị của lao động.

Những trại tù được thành lập dưới danh xưng là "trại học tập cải tạo" và người ta không biết được những người bị bắt đi "học tập" như vậy sẽ được đưa đi đâu và đến chừng nào mới được về. Hầu hết vợ con của những người nầy không biết được chồng, cha, con, và người thân của họ bị dẫn đi đâu, và họ rất sợ điều bất hạnh sẽ xảy ra cho những người nầy.

Những vụ tự tử cứ tiếp tục với một nhịp độ như cũ, người ta có thể ước lượng khoản 20 mỗi ngày. Có nhiều gia đình chọn cái chết tập thể bằng sợi dây thòng lọng vì sợi dây thì rẽ tiền và dễ tìm hơn.

Người ta chưa nghe rõ được mức độ thanh trừng hay thanh toán nhau vì tư thù, ngoại trừ ở các tỉnh quận, nơi đó "tòa án nhân dân" đã có việc làm từ lâu rồi. Không cần nói chúng ta cũng biết là những người Pháp thoát khỏi nơi quản thúc nầy mà về đến nước Pháp rồi thì phải biết giữ sự im lặng tối đa vì rất sợ một sự trả thù đối với những người đang còn kẹt lại chưa đi ra khỏi Việt Nam được.

Nhơn viên phi hành đoàn của chiếc phi cơ Caravelle rất là tức giận vì những biện pháp khó khăn cho chuyến bay và điều kiện hạ cánh đáp xuống phi đạo. Dĩ nhiên là tất cả đều không được phép vào phi cảng, đừng nói chi đi ra phố. Nhưng điều nầy cũng không ngăn chận được những người có đủ mọi cách để đến gần họ vì lý do công vụ, hoặc để nhờ họ cho một chỗ trốn trên phi cơ, điều quá khó vì kiểm soát viên cấm nhặt, hoặc để nhờ chuyển thơ về gia đình thân nhân, phương tiện duy nhất để thông tin ra ngoài. Do đó mà phi hành đoàn nầy được chứng kiến nhiều cảnh khóc than và nhiều màn đau khổ không thể tả nổi của người dân.

Chánh phủ Pháp có ý định đáng khen trong việc giải tỏa những người Pháp ra khỏi nơi mà cả bản thân lẩn tài sản của họ đang bị cầm giữ như là con tin thật sự vậy, nhưng trái lại hình như không đúng với những lời tuyên bố rất hào phóng của Tổng Thống Pháp, chánh phủ chỉ cấp nhỏ giọt một số chiếu khán nhập cảnh và giấy phép cư trú cho những người tỵ nạn Việt Nam mà thôi. Đi tỵ nạn tiếp theo người Việt Nam là những người Cam Bốt cũng trong tình trạng khốn khổ tương tự, và sau đó là người Lào, những người nạn nhân sau cùng của "chiến thắng cách mạng". Nếu chiếu theo hiệp ước 1953 sát nhập Lào vào Liên Hiệp Pháp thì người Lào vẫn được phép vào nước Pháp mà không cần phải có chiếu khán nhập cảnh. Mĩa mai thay cũng do đó mà người Lào không nhận được bất cứ một sự giúp đở nào cả, và những tiếng kêu cứu của họ không có được một tiếng vang đáp lại.

Tình trạng của những người tỵ nạn Việt Nam , Cam Bốt và Lào tại Thái Lan trở nên rất là bi đát. Chánh phủ Thái Lan có vẻ sợ, nên muốn cho những người tỵ nạn nầy phải rời khỏi đất Thái và hăm dọa là sẽ trả họ về các quốc gia gốc của họ. Trong khi chờ đợi thì những người tỵ nạn nầy bị nhốt trong các trại mà chánh phủ Thái không có cung cấp cho họ lương thực hay thuốc men tối thiểu cần thiết cho đời sống của con người.

Dường như là chánh phủ Pháp không muốn làm gì phật lòng Hànội, Phnom Penh và Vientiane để có thể đưa hết người Pháp ở Đông Dương về nước. Và như vậy là coi như có một sự đổi chác thật sự rồi ! Thật là trái với nguyên tắc nhơn đạo mà nước Pháp chúng ta từ lâu đã từng rất hảnh diện và tự hào.

Nhưng mà còn có những ai nữa đâu để có thể động lòng vì những chuyện thương tâm nầy ? và còn có những ai nghĩ đến một ngày nào đó trường hợp tương tự sẽ đến với chúng ta, hay con cháu chúng ta ? Chuyện đó đang từ từ đến với chúng ta đó ! và hình như nó đã gần lắm rồi, đến gần người Pháp chúng ta lắm rồi !

Bài học Việt Nam có gì bổ ích được cho người Pháp chúng ta hay không đây?

Không có nhận xét nào: