Thứ Năm, tháng 8 14, 2008

VIỆT NAM CỘNG HÒA BỊ BỨC TỬ ( LA MORT DU VIETNAM )

CHƯƠNG MƯỜI

NHỮNG HẬU QUẢ TRONG CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU.

Chiến xa của Liên Xô đã tiến vào Sài Gòn.

Sau khi Hoa Kỳ lầm lỗi bỏ cuộc tại Việt Nam thì nỗ lực của Liên Xô rất là chính xác trong cả ý định và quyết định mở chiến dịch Hồ chí Minh, dẫn đến chiến thắng cuối cùng là chiếm được hoàn toàn Miền Nam Việt Nam. Đối với chiến quả nầy, phải nói là chính Liên Xô là người đã đưa ý kiến cho Bắc Việt (xúi giục), và đã góp phần chi viện tất cả mọi phương tiện cần thiết cho quốc gia nầy, cho nên giờ đây họ đang tính tới việc khai thác thành quả vừa do họ mà đạt được, và cũng có thể nói là đạt được cho chính họ.

Bằng chứng đã quá rõ ràng. Sự kiện không thể chối cải được. Ngay tại Lào cũng thế, tại đây giải pháp chánh trị đã đi tới thành công, một sự thành công mà từ lâu người Lào đã không bao giờ đạt được qua một cuộc chiến có võ trang, để tranh đấu bảo vệ sự tự do của họ. Mặc dầu người ta không biết việc gì sẽ xảy ra cho Cam Bốt, một quốc gia bị kẹp giữa hai chế độ cộng sản Việt Nam và Lào, nhưng người ta cũng nghĩ được là những gì đang đến và sẽ đến cho người Khmer chắc chắn cũng giống như vậy thôi.

Hoa Kỳ đã yểm trợ cho cuộc chiến dành độc lập tự do của ba quốc gia Việt Nam Lào và Cam Bốt. Nay dù cho rằng họ bỏ cuộc hay họ phản bội, tất cả đều có nghĩa là họ đã đồng ý cho Liên Xô hành động, vì có ai dám khẳng định là họ không thấy hay không ước tính trước được những hậu quả sẽ đến sau đó ?

Những gì đã xảy ra trên toàn cõi Đông Dương đều là chiến thắng của Liên Xô và là sự chiến bại của Hoa Kỳ. Chỗ nào người ta cũng thấy Hoa Kỳ ra đi một cách nhục nhã, ra đi khỏi các quốc gia mà họ đã từng yểm trợ, bênh vực, và đở đầu, để cho Liên Xô đến thay thế, đó mới là những kẻ thật sự chiến thắng, thật sự chiếm hết toàn bộ bán đão Đông Dương.

Rõ ràng là Hoa Kỳ đã có thỏa hiệp như vậy rồi, bằng cớ là họ đã thành lập lại tuyến phòng thủ Thái Bình Dương, dựa trên các pháo đài Nhật bản, Úc Châu và các đão trong vùng. Như vậy thì coi như Hoa Kỳ đã bị Liên Xô trục xuất ra khỏi lục địa Á Châu. Sự kiện nầy làm cho người ta phải tự hỏi xem tại sao ? có một ý định gì đây ngoài hành động được mang nhãn hiệu là "giải phóng quốc gia" mà bây giờ không còn một ai dám tin được nữa.?

ĐI TỚI MỘT SỰ ĐỐI ĐẦU TRỰC DIỆN GIỮA TRUNG QUỐC VÀ LIÊN XÔ

Quốc gia chính yếu quan tâm đến vấn đề nầy đã tự giải thích. Họ đã có nói rõ cho dư luận Pháp biết rồi nhưng người Pháp lúc nào cũng ưu tư mà lúc nào cũng không chịu chú ý gì cả. Trong một chuyến viếng thăm nước Pháp, người ta có nói là trong vòng 10 năm tới, nước Pháp sẽ là một nước theo cộng sản. Ông Lý tiên Niệm, Phó Thủ Tướng nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa còn nói tường tận hơn tại Raiwalpindi của Pakistan, đi thẳng vào trọng tâm của vấn đề:

- "Mặc dầu hiện nay các siêu cường quốc đang dính cứng vào một cuộc khủng khoảng chánh trị và kinh tế khó mà gở ra cho nổi, nhưng họ không bao giờ chịu buông bỏ mộng làm bá chủ toàn cầu. Trong hiện tại thì họ tranh đua nhau ráo riết tại Âu Châu, Trung Đông, trong vùng biển Ấn Độ Dương, vùng vịnh Bengale, nhất là vùng Đông Nam Á Châu, cũng như các vùng khác trên thế giới nầy."

Và ông ta còn nêu rõ phương thức bố trí lực lượng Liên Xô bao quanh Trung Quốc nữa. Bây giờ thì Hoa Kỳ đang yếu thế, tất cả mọi sự việc đều hình như là rất ăn khớp với nhau. Thật vậy, người ta có thể tin rằng những chỗ trống do Hoa Kỳ bỏ cuộc rút đi đều được Liên Xô đích thân trám vào, hoặc trung gian đàn em thay thế Liên Xô trám vào, tất cả đều nhằm một mưu đồ chiến lược là bao vây Trung Quốc.

Có một vài khuynh hướng sành sỏi hình như đã thấy trước được một cuộc chiến tranh gây hấn từ phía Liên Xô đối với Trung Quốc, mà họ gọi là một cuộc chiến tranh phòng bị, trước khi Trung Quốc vượt qua được giai đoạn hình thành một lực lượng nguyên tử năng. Mao trạch Đông đã nói rõ với ông Nixon trong chuyến viếng thăm mới đây của ông nầy tại Bắc Kinh, hình như không ngoài những lý do nào khác.

Thật ra thì hiện nay Trung Quốc dường như đã vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất về khoa học và kỹ thuật của ngành nguyên tử lực rồi. Sự tiến bộ vượt bực nầy đã làm cho các chuyên viên Hoa Kỳ hoang mang đến hoảng hốt và dĩ nhiên các nhà sưu tầm người Pháp cũng vậy nữa.

Ngày 26 tháng 7 năm 1975, có lẽ để cảnh cáo hay trả lời cho những hành động của Liên Xô, Trung Cộng đã phóng lên và đặt thành công vào quỷ đạo trái đất một vệ tinh thứ ba, và họ cũng nói lên công khai không cần dấu diếm gì đó là một vệ tinh gián điệp có nhiệm vụ canh chừng động tịnh của Liên Xô.

Tại Trung Quốc, người ta không tin vào thời kỳ "hòa hoản" mà chỉ thấy có chiến tranh; về chuyến bay của phi thuyền Apollo-Soyouz người ta nói rằng có một "pha đấu kiếm" tay đôi trên không gian: "các dân tộc trên thế giới đều biết rõ là những phi hành gia có dấu dao găm trong tay khi họ bắt tay nhau" người ta nói như vậy tại Bắc Kinh.

Từ việc phóng vệ tinh gián điệp nói trên, người ta có thể rút ra một kết luận duy nhất không lầm lẩn được là: Trung Quốc đã có loại hỏa tiển tầm xa có khả năng mang tới bất cứ ở đâu trên lãnh thổ Liên Xô và trên thế giới những quả bom mà họ điều khiển được. Đó là một lời cảnh cáo: Trung Quốc đã cho người ta hiểu rằng họ đã bước qua được cái "ngưởng cửa giới hạn" nguyên tử rồi, và nếu Liên Xô tung ra một cuộc chiến thì Trung Quốc không coi đó là một cuộc hành quân có tính cách phòng bị hay một cuộc chiến có giới hạn nữa, mà coi đó là môt cuộc chiến tranh thật sự, toàn diện, có nguy cơ hủy hoại tàn phá cả đôi bên thù nghịch, dù là giữa anh em cộng sản với nhau.

Vì lẽ đó, do tinh thần đạo đức của Hoa Kỳ đang bị tuột dốc, do chính sách "bao vây ngăn chặn" của Liên Xô trong việc bố trí lực lượng bao quanh Trung Quốc, và do sự tăng tiến vượt bực của lực lượng nguyên tử của Trung Hoa, một thế "dung hòa" mới sẽ được hình thành. Sự đối đầu trực tiếp giữa hai siêu cường cộng sản sẽ thay thế cho sự đối đầu giữa Đông và Tây. Và đương nhiên người ta sẽ trở lại những sai lầm trong vòng lẩn quẩn như trước: chiến tranh lạnh, sống chung hòa bình, rồi đến một sự hòa hoản giả tạo với những kho vũ khí cao như núi, và cuối cùng rồi cũng vì thế mà phải tiếp tục tạo ra những cuộc chiến giới hạn nữa, những cuộc gây hấn nho nhỏ để từ đó người ta có khả năng châm lửa vào ngòi, giữ mãi ngọn lửa chiến tranh, do sự thúc đấy, khuyến khích và yểm trợ của các siêu cường trong sự phân tranh của họ.

Như vậy thì chẳng những chiến tranh không bao giờ chấm dứt ở Trung Á, ở Phi Châu được, thì tại sao lại chấm dứt ở Âu Châu và ở Đông Nam Á Châu được ? Chắc chắn là như vậy rồi. Ngay như ở Việt Nam và trên bán đão Đông Dương, chiến tranh chỉ tạm ngưng mà thôi. Người dân chỉ chấp nhận một cuộc sống khắc khổ kiểu cộng sản chỉ vì họ phải chịu hy sinh cho một cuộc đấu tranh mà người ta nói là cuộc "chiến tranh giải phóng", một cuộc chiến đã không bao giờ chấm dứt được mà còn có khả năng tái diễn nữa ....

Những sự tranh chấp tiềm tàng đã có giữa người Thái Lan, Khmer và Việt Nam . Ngay tại Việt Nam cũng vẫn còn chưa yên: dân tộc thiểu số miền thượng du đang đòi quyền tự trị, ở hậu phương còn rãi rác tàn quân VNCH chưa thanh toán xong, còn những chiến khu đang hình thành, tuy nhỏ không đáng kể nhưng các chiến binh còn súng đạn thà chọn lối sống tụ do trong rừng rậm còn sướng hơn lối sống trong các trại tù "tập trung cải tạo" .

Một tờ báo bên Bỉ đã nói về "hạnh phúc của người dân Việt Nam " như sau:

- "Sài Gòn đã bị chiếm, nhưng đó không phải là "giải phóng" nổi đau khổ của "nguời dân" như người ta đã từng tuyên truyền. Mà trước đó đã có người dân nào được hỏi qua ý kiến đâu ? Dân chúng bây giờ đang sống dưới một chế độ mà không một ai dám nêu tên của nó lên, sau bao nhiêu năm sống dưới nhiều chế độ khác nhau tuy chưa thỏa mãn được đúng nguyên vọng của họ... Các siêu cường chỉ áp đặt một nền chánh trị dựa theo đường lối chiến lược của họ mà không bao giờ dựa trên nền tảng ý kiến của người dân" .

Qua biến cố của quốc gia Việt Nam , có lẽ rồi đây chiến lược toàn cầu nầy phải có một sự chuyển biến sâu xa hơn.

BREST VẪN CÒN NẰM TRONG NƯỚC PHÁP CHÚNG TA KIA MÀ!

Cán cân lực lượng giữa hai siêu cường Nga Mỹ xem chừng giống như một tòa lâu đài xây cất lên bằng những lá bài tây, rất mong manh, các lực lượng của Liên Xô thì càng ngày càng lớn mạnh và ý chí của những nhà lãnh đạo Liên Xô thì không chút suy suyển, trong lúc Hoa Kỳ thì vẫn là một sức mạnh to lớn về vật chất nhưng không có chút sinh khí nào, không hồn, không có ý chí...cho đến khi họ chửa trị xong bịnh hoại huyết của họ.

Thế nhưng dù muốn dù không, với sức mạnh vật chất vô song của họ, Hoa Kỳ cũng đã là quốc gia lãnh đạo của Thế Giới Tự Do, nay đùng một cái các nước thuộc Thế Giới Tự Do nầy phút chốc bổng cảm thấy lạc lõng, vừa không có sức mạnh của chính mình vừa mất hết lòng tin ở sự che chở của quốc gia đầu đàn Hoa Kỳ của họ. Dường như sự đối đầu Đông Tây có một sự chuyển biến quan trọng, và nếu Liên Xô trám được vào các khoản trống mà Hoa Kỳ tạo ra, thì đó chính là những bằng chứng cho thấy rõ ý định và hành động của quốc gia nầy. Người ta sẽ càng thấy rõ hơn khi theo dỏi được đường lối chánh trị của họ: Họ có nhu cầu gây tạo cho được một hậu phương vững mạnh. Tại Âu Châu, họ đang muốn tái diễn lại hành động ở Á Châu. Để đạt được kết quả nầy, như thường lệ, một mặt họ dựa trên sức mạnh của vũ khí chiến cụ, một mặt họ dựa trên điều mà họ gọi là "hòa hoản" nhưng chỉ là hành động ve vãn giả nhân giả nghĩa thôi, mặt lúc nào cũng vẫn giả vờ là bạn bè. Về mặt nầy, họ muốn có "hòa bình" vì họ cần có hòa bình. Như vậy người Mỹ được họ xem là những người ngoại cuộc. Bằng cách nầy hay cách khác họ sẽ tìm cách "tống cổ" người Mỹ ra khỏi Âu Châu, vì duy nhất chỉ có người Mỹ là có thể chống lại ý đồ của họ mà thôi. Nhưng họ cũng chống lại việc hình thành một Âu Châu thống nhất, vì đối với họ khi đã thống nhất được rồi thì Âu Châu trong một thời gian nào đó sẽ thay thế Hoa Kỳ. Những quốc gia nhỏ lẽ loi của Âu Châu, dưới áp lực chánh trị và quân sự của Liên Xô, lại không đủ khả năng tự phòng thủ cho mình, bắt buộc sẽ phải chấp nhận quyền lãnh chúa của Liên Xô mà thôi. Nói như thế thì đâu cần các quốc gia Tây Âu phải là cộng sản, Liên Xô chỉ cần sấp xếp thế nào đó để nuôi dưỡng những chánh phủ mà họ có khả năng chìu chuộng được, để sát nhập kỹ nghệ Âu Châu và kỹ nghệ Liên Xô lại...chừng đó thì Liên Xô sẽ là đệ nhất siêu cường, mạnh nhất thế giới, tha hồ tự do hành động theo mưu đồ chiến lược tương lai của họ.

Như vậy, liệu chúng ta có phải trở về với cái thuyết của Đô đốc Castex, thuyết mà hầu hết các sử gia đều hết lời ca tụng về giá trị của nó, và những chiến lược gia bây giờ mới nhìn nhận đó là thực tế : "Trung tâm tranh chấp của thế giới sẽ là trục đi từ Vladivostok (cực đông Liên Xô) đến Brest (tây bắc nước Pháp)." Nhưng Brest vẫn còn là một thành phố của nước Pháp chúng ta, do đó nước Pháp vẫn còn là mục tiêu quyết định và mong muốn của chiến lược nầy.

Mong rằng người Pháp chúng ta phải thấy rõ được điều đó, và mong rằng chúng ta nhớ rõ là ở bên kia chân trời, những anh em người Việt Nam của chúng ta đã phải trả một cái giá quá đắt như thế nào, và họ sẽ còn phải trả nữa, như chúng ta trong một tình hình chiến lược tương tự như thế nầy!

Không có nhận xét nào: