Thứ Năm, tháng 8 14, 2008

VIỆT NAM CỘNG HÒA BỊ BỨC TỬ ( LA MORT DU VIETNAM )


SỰ THẬT ĐÓ ĐÂY

Ở xa lắm, xa thật xa phía bên kia trái đất, cách Paris của chúng ta khoảng 12.000 cây số, dọc theo bờ biển Đông, có những quốc gia giống như trong truyền thuyết hơn là trong thực tế, nơi đó có những câu chuyện gần như hoang đường rất hấp dẫn, coi như trong tưởng tượng mà là có thật.
Như những biến cố tại nước Việt Nam, có gì đâu mà những người dân của Thế Giới Tự Do phải quan tâm đến? Vì lúc nào họ cũng đang bù đầu đối phó với những khó khăn triền miên về kinh tế... và ngay như những người Mỹ cũng vậy, mặc dầu họ vừa mới khéo léo rút chân ra được khỏi một cuộc chiến mà họ từng theo đuổi, họ cũng không muốn nghe đến những biến cố đó... Nhất là người Pháp chúng ta, khi nói đến Việt Nam thì ai cũng chỉ nghĩ đến các món ăn Việt Nam rất ngon miệng của các tiệm ăn người Việt ở Paris mà họ cứ gọi là "món ăn Tàu". Họ không còn muốn nghĩ gì cả ngoài những kỹ niệm không mấy vui của một cuộc chiến đau thương mà người ta thường đề cao là "cuộc chiến đòi độc lập của các quốc gia thuộc địa", mà nếu là một cuộc chiến đúng theo trào lưu của lịch sử như người ta nói thì cũng không một ai muốn tìm hiểu xem vì lý do gì nước Pháp chúng ta đã phải đổ vào đó quá nhiều công sức, tiền của, và sinh mạng.

Để làm gì ? khi người ta đưa những người lính Pháp vượt trùng dương...trên những con tàu mà những thú vui đường dài chỉ có một tác dụng nhất thời làm cho họ quên đi nỗi buồn xa nhà, nhớ quê hương mà thôi, chớ không thể nào làm cho họ quên được những người chiến hữu thân thương đã được những con tàu nầy đưa đi luôn, đi mãi mãi không bao giờ trở về lại cố quốc ...

Và như thế thì có ai tin được là người Pháp chúng ta vẫn còn bị xúc động trước những biến cố mới đây của Việt Nam? Dù sao thì cũng chỉ là một việc nội bộ giữa người Việt và người Việt với nhau mà thôi phải không? Một cuộc nội chiến đẫm máu, tàn khốc... kéo dài trên 30 năm mà chỉ đưa đến một nền hòa bình không một ai mong đợi...

Có ai tin được là nền hòa bình nầy đây, dù có đạt được với bất cứ giá nào, thì đó cũng chỉ là một sự thất bại của Thế Giới Tự Do, đặc biệt là của Hoa Kỳ, kéo theo những nguy cơ mới cho nền an ninh của nước Pháp chúng ta?

Tất cả giới chánh trị người Pháp chúng ta đều không đồng ý một nền hòa bình như vậy, nhưng giới lãnh đạo của cái gọi là "thượng từng luân lý đạo đức" của thế giới lại tỏ vẻ thích thú! Thực tế hơn bao giờ hết, người dân Pháp chúng ta chỉ có hai chuyện phải bận tâm, đó là vấn đề kinh tế ở địa phương, và nhất thời vui hưởng hạnh phúc của chúng ta. Có cái gì quấy rầy chúng ta được nữa đâu? Người ta muốn đưa ra những chuyện vớ vẫn để khuấy động sự yên tĩnh của người Pháp chúng ta được sao? Vì làm sao tin được rằng cái hoa hòa bình vừa mới nở kia lại là một hột giống chiến tranh sắp nẩy mầm?

Dù sao thì Tổng Thống Pháp cũng đã đoan chắc là người Pháp chúng ta vẫn có thể đi nghỉ hè một cách yên lành rồi!

NƯỚC VIỆT NAM XA XÔI QUÁ !

Viện thăm dò dư luận Sofres vừa đưa ra câu hỏi:"Cuộc chiến ở Việt Nam vừa được kết thúc bằng một sự thắng trận của phe cách mạng và sự ra đi của người Mỹ, một sự kết thúc như thế, anh có bằng lòng hay không bằng lòng?"

- Có 57% những người được hỏi trả lời là bằng lòng.
- Có 15% những người được hỏi trả lời là không bằng lòng
- Có 28% trả lời không có ý kiến, tức là dửng dưng.

Nhìn từ xa xa, thì người ta có thể tưởng là chiến thắng của phe cách mạng là một cuộc giải phóng mà toàn dân hô hào đòi hỏi (có vài nhà báo đã có nhận định thiển cận như thế), và dân chúng đã tỏ vẻ vui mừng không tả được, giống như niềm vui của người Pháp chúng ta về ngày đình chiến 11/11/1918 hay niềm vui của người dân Paris khi Sư Đoàn 2 Thiết Giáp Pháp tiến vào giải phóng thủ đô nước Pháp hồi thế chiến 2 vậy.

Có vài người trong số không ít phóng viên nói trên đã có mặt tại Sài Gòn hy vọng nắm bắt được biến cố lịch sử nầy, họ có vẻ bực mình vì không thấy có biển máu như họ đã mong đợi để cho họ có được những tấm ảnh đẹp và đắt giá... Như thế là họ chưa biết gì về những người Cộng Sản, thật tội nghiệp !

Sài Gòn năm 1975 cũng giống như Hà Nội năm 1954 vậy mà thôi!
- "Bộ-đội họ cũng đứng đắn quá chứ nhỉ?"
Các phóng viên nầy nói như thế vì họ không biết chờ đợi để mà xem! Họ không còn nhớ là hồi năm 1940 ngay tại nước Pháp cũng có nhiều người đã từng nói:
- ’Người lính Đức cũng đàng hoàng quá chứ nhỉ?"

Họ cũng ghi lại được một vài mẩu chuyện nho nhỏ, cũng thu được một vài hình ảnh mà họ luýnh quýnh lượm lặt được một cách vô bổ, có khi không còn có một giá trị gì nữa cả, trong một thời gian dài họ bị giữ lại tại Sài Gòn; trong khi đó thì người Nga họ bay ngay về Moscou để bán ngay những hình ảnh, tài liệu và tin tức sốt dẻo với một giá đắt hơn vàng, cho người Mỹ lúc đó đang đói tin.
Hầu hết các nhà báo người Pháp chúng ta quá thật thà, tuy tin tức có trung thực nhưng cũng quá chậm so với tin tức mà cơ quan tuyên truyền của Cộng Sản đã "xào nấu sẵn" và "tung ra từ trước rồi", nên ít được ai tin nghe.
Vài tuần lễ sau khi Sài Gòn bị thất thủ, người Pháp chúng ta không một ai còn muốn nghĩ gì nữa cả, ngoài sự nhộn nhịp trên khắp các xa lộ đầy ấp các đoàn xe đi nghỉ hè.
Thời sự có nóng bỏng thật, hấp dẫn thật, giật gân và có gây xúc động thật, nhưng rồi cũng theo thời gian mà trôi qua đi trong quên lảng, chỉ có ghi lại được một sự kiện lịch sử quá bi thảm:
"Một quốc gia bị bức tử; Một dân tộc bị mất tự do và sẽ "bị sống" trong gọng kềm nô lệ: nước Việt Nam Cộng Hòa bị xóa tên trên bản đồ của thế giới."
Có một cái gì đó, giữa người Pháp chúng ta và cái miền Viễn Đông xa xôi kia, như một mối tình thắm thiết mà nước Pháp như một kẻ thất tình muốn cố quên đi... nhưng làm sao có thể làm ngơ cho được khi mà giữa đôi bên vẫn còn có một vài kỷ niệm tình cảm quá nồng thắm, và vẫn còn một vài việc chưa giải quyết xong?
Hai chục năm về trước (1954), lúc đó vì quyền lợi nhất thời, người ta đã thỏa thuận chia cắt nước Việt Nam ra làm đôi thành hai miền Nam Bắc, tạm thời chỉ trong vòng hai năm thôi. Giải pháp nầy không tốt hơn biện pháp cưỡng chiếm Miền Nam Việt Nam bằng võ lực để tái thống nhất đất nước hay sao? Nếu cho biện pháp nầy là một điều hợp lý thì tại sao người Pháp chúng ta lại không bằng lòng? Hơn thế nữa các chánh phủ Pháp kế tiếp sau đó chỉ nhìn sự việc trên khía cạnh chánh trị mà không đánh giá được lòng thành thật của con người nên vô tình có những hoạt động theo chiều hướng thuận lợi cho một biện pháp như vậy, như bài "diễn văn PnomPenh" của tướng De Gaulle chẳng hạn (quá thiên cộng), do đó đã dẫn đến một sự kết thúc bi thảm như vừa rồi, âu cũng là một điều hợp lý mà thôi!
Dù sao thì cũng là một việc đã rồi! Người ta đã xé nát những Hiệp Ước Genève và Hiệp Định Paris quá đắc tiền, quá vô ích và quá lỗi thời, theo đó những quốc gia có trách nhiệm bảo đãm cho sự thi hành đã không hề "nhúc nhích" theo đúng bổn phận của họ. Thế đấy, vũ khí và võ lực đã giải quyết thay cho những nhà ngoại giao tất cả những gì mà họ không thể giải quyết được. Quốc gia Việt Nam Cộng Hòa đã mất, một chánh phủ cách mạng lên nắm quyền, gọi là để mang lại trật tự và phồn thịnh cho Miền Nam Việt Nam mà họ cho là ở đó chỉ có hỗn loạn và tham nhũng!
Người Pháp chúng ta cũng chẳng biết phải làm gì hơn, vì dù sao cũng là chuyện nội bộ của một quốc gia xa lạ, chúng ta lấy quyền gì để "xía vào" để rồi phải gánh lấy tội vạ lây?
Mặc kệ! Chế độ nào cũng vậy thôi! Chỉ có những sự thật là đáng kể, nếu xét trên khía cạnh chánh trị. Chúng ta chẳng có gì cần phải thắc mắc để tự đặt ra cho mình những câu hỏi về một sự việc mà nó chỉ có đem lại phiền não cho lương tâm của chúng ta mà thôi.
Dù sao thì người ta cũng cho đó là một nền hòa bình, một nền hòa bình mà Đức Thánh Cha cũng đã khen ngợi... nhưng có một điều mà ai cũng tò mò muốn biết, đó là sau Lê Đức Thọ và Kissenger (giải Nobel về Hòa Bình năm 1954), ai là người sẽ được giải thưởng Nobel về hòa bình (1975) đây ???
Tuy nhiên xuyên qua cái tang mà chúng ta phải chịu về cái chết của một quốc gia bạn, một quốc gia coi như có họ hàng gần với nước Pháp, một quốc gia mà người dân chỉ mong cầu có được sự tự do mà thôi, vẫn còn một vài điều mà vì quyền lợi của người Pháp, chúng ta cần phải rút ra những bài học từ biến cố bi thảm nầy, vì có rất nhiều nguyên nhân đủ loại đã đưa một dân tộc đến chỗ tuyệt vọng để từ đó phải tự hủy mình sau một cơn hấp hối thật ngắn, nhưng thật kinh khủng. Vì, nếu hằng ngày vẫn có từ 15 đến 20 vụ tự tử, cá nhơn có tập thể có, chỉ nội trong một thành phố lớn và đẹp như Sài Gòn mà người ta gọi là "đã được giải phóng", thì phải chăng đây là cả một quốc gia, cả một dân tộc đang thật sự lao mình vào cái chết...

LÁO! ÔNG LÀ MỘT NGƯỜI NÓI LÁO !

Người Pháp chúng ta đã bước qua thử thách rồi, nước Pháp chúng ta đã từng chịu nhiều cay đắng dưới thời chiếm đóng của người Đức rồi! Những mối hiểm nguy mà nước Pháp chúng ta đang còn gặp phải trong cái thế giới đầy đe dọa triền miên nầy và những ảo ảnh không mấy sáng sủa của tương lai, bắt buộc chúng ta phải sẵn sàng đón lấy và phải biết dùng những bài học mà biến cố lịch sử nầy đã mang đến cho chúng ta. Hơn thế nữa, nhìn những điểm yếu và những sai sót, yếu kém ghi nhận được trong công cuộc phòng vệ của nước Việt Nam khiến cho quốc gia nầy phải đi đến cái chết đau thương, bắt buộc người Pháp chúng ta phải lưu tâm đề phòng cho chính mình...
Đó là những bài học từ những biến cố của các quốc gia Việt Nam, Lào và Cam Bốt. Có thể chúng ta không muốn ghi nhận, vì con người khi đã có được sự tự do và sung sướng rồi thì đâu có thể thấy được đó là hạnh phúc của mình, và thường nhắm mắt trước những cảnh đau lòng của người khác, có khi còn nhún vai không muốn tin nghe những sự việc như thế nữa.
Một vị linh mục thuộc giòng "Truyền Giáo Hải Ngoại" (Mission Étrangère) đã thuật lại là ông đã nói chuyện trước một cử tọa Thiên Chúa Giáo hạt Lyon rằng: "Đây là những gì đã xảy ra cho tôi, đây là những gì chính mắt tôi đã thấy, chính tai tôi đã nghe được", tức thì có một vị linh mục trong phòng đứng dậy và nói thẳng với ông rằng: "Láo! Ông là một người nói láo!". Phải chăng người ta sợ không muốn nhận chân một sự thật vì nó có thể chạm đến sự yên tĩnh trong con người chúng ta và có thể khuấy động lương tri mà chúng ta tưởng là đã được bằng an rồi!
Người Pháp chúng ta không có tin tức đầy đủ, lại không chịu tò mò tìm hiểu thêm và với một cố tật là không chuẩn bị trước hay chỉ có ý kiến giới hạn trong chừng mực nào đó thôi về mọi diễn biến chánh trị, vì thế có lẽ người ta muốn tránh cho chúng ta những phản ứng bảo thủ trước một sự kết thúc được cố ý giữ "mật" nhưng rất đáng được lo ngại. Hơn nữa có ai muốn làm rộn người dân Pháp chúng ta làm gì khi họ đang yên ổn trên con đường đi nghỉ hè?
Thật vậy, người ta chỉ cần đọc tờ "Le Courrier Du Viêt Nam", (tờ báo cộng sản in thì in tại Hà Nội, nhưng phát hành thì nói là in tại Paris, phát ra rất nhiều và cùng khắp nước Pháp), người ta sẽ biết diễn tiến của cái mà người ta gọi là "giải phóng Sài Gòn" như sau :
"Giải-phóng-quân chúng tôi tiến vào trung tâm thành phố Sài Gòn giữa những rừng "cờ và tiếng hoan hô vang dậy của hằng trăm hằng trăm ngàn đồng bào (..?..). Từ "hai bên đường, từ những đại lộ, trên nhiều, nhiều cây số, đồng bào tràn ra hoan hô "chào đón đoàn quân giải phóng chúng tôi (.?..). Phối hợp hành động với lực lượng "của giải-phóng-quân, dân chúng Sài Gòn đã nổi dậy (..?..) trong tất cả các khu "phố, tiếp tục truyền thống đấu tranh lâu đời xứng đáng được mang tên "Hồ chí Minh". Sài Gòn đã được giải phóng. Đó là một món quà rất đẹp được kính dâng lên "cho vị lãnh tụ kính mến vào đúng ngày sinh thứ 85 của Người. Cuộc xăm lăng của "đế quốc Mỹ đã bắt đầu từ thành phố Sài Gòn, Sài Gòn đã đi đầu trong cuộc chiến, "và Sài Gòn là nơi đã diễn ra trận đánh vinh quang cuối cùng của cuộc chiến, một "trận chiến thắng cuối cùng..."
Và đó là sự thật của lịch sử được họ chánh thức đưa ra. Nhưng chỉ là một "sự thật hoang tưởng" mà Bắc Việt và Việt Cộng dựng lên để dựa theo đó để còn "cai trị" dân chúng sau khi chiếm được Miền Nam.


MỘT CHIẾN BẠI CỦA CẢ HAI NƯỚC PHÁP VẢ HOA KỲ

Thực tình mà nói thì sự thật lại không đúng như vậy!
Những hậu quả sau đó ngay tại Việt Nam không giống như những hậu quả của một chiến thắng mà những người mang danh là giải phóng trong một cuộc chiến tranh cách mạng chỉ nhằm vào một mục đích cuối cùng là "giải phóng" thật sự cho đất nước và dân tộc Việt Nam.
Biến cố nầy có hậu quả là gây được tiếng vang quốc tế, và có một tầm quan trọng đặc biệt đến cả tình hình chiến lược toàn cầu.
Thật vậy, không những nước Pháp phải quan tâm vì những thiệt hại trực tiếp mà quốc gia nầy phải gánh chịu, mà cả Thế Giới Tự Do cũng phải duyệt lại sách lược phòng thủ, và an ninh và cho sự tự do của mình. Nếu cần có một sự bảo đãm nào đó thì không gì hơn là hãy nghe chính miệng ông Phạm văn Đồng, Thủ Tướng của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã tuyên bố tại Hà Nội về "ba chiến thắng đã đạt được" như sau:
- "Quốc gia chúng ta được mang một dấu ấn danh dự, hãnh diện là một nước đã oanh liệt đánh bại hai đế quốc lớn, đế quốc Pháp và đế quốc Mỹ, đồng thời bằng hai chiến thắng nầy đã đóng góp rất thích đáng vào phong trào giải phóng các dân tộc trên thế giới"
Như vậy là chiến dịch Hồ chí Minh xua quân đội Miền Bắc tiến chiếm Sài Gòn, chấm dứt cuộc chiến vào năm 1975 thật ra là một sự chiến bại của cả hai nước Pháp và Hoa Kỳ, đồng thời Cộng Sản đã đạt được một trong những mục tiêu quan trọng trên con đường chiến lược toàn cầu của họ.
Thế nhưng, người ta phải hiểu rằng tất cả những người dân tự do đều rất quan tâm đến những gì đang xảy ra tại Miền Nam Việt Nam, vì chúng ta ai cũng dư biết rằng một chánh thể độc tài cộng sản khi đã chiếm được chính quyền rồi thì không bao giờ biết đến hai chữ "nhân đạo" như họ thường rêu rao, và đối với người Pháp chúng ta hai chữ "tự-do" lúc nào cũng vẫn là một tài sản quý báu hàng đầu, không ai chạm đến được!

Không có nhận xét nào: